Thứ Hai, 31 tháng 5, 2010

Cho tôi tìm lại một ngày ấu thơ

Photobucket
Quỷ từng đọc đâu đó trong một tác phẩm văn học nước ngoài : "Chúng ta sẽ ngã khỏi tuổi thơ khi không còn nhìn thấy táo trắng nở hoa". Đến bây giờ vẫn chưa hiểu được ý tứ câu này thế nào. Nhưng cảm nhận thấy lạ lạ hay hay.
Hôm nay khá là nhiều việc, sau khi giải quyết xong một ít thì theo thói quen vào blog, đọc được comment của chị kimgiahan: "1.6 tưng bừng nhé Quỷ :-)" mớt sực nhớ ra hôm nay ngày thiếu nhi. Nhâm nhi chút cafe rồi lãng du nhớ về một thời tuổi thơ đã qua, một thời "thả diều, đá bóng". Lục lại những bức ảnh cũ đã chụp các em bé trong nhiều năm qua, trong những chuyến đi. Mỗi bức ảnh là một tâm trạng, một cảm xúc, có vui có buồn, có hạnh phúc và có cả đau thương.

Một lần về Bảo Lộc thăm trường cũ, bắt gặp 2 chú bé chơi đùa trong sân trường, bỗng thấy hình ảnh của mình ngày xưa

Photobucket

Ăn cánh phượng có vị chua chua ngộ ngộ.
Photobucket

Ngày xưa, nhà ở trong trường, phượng nhiều, trên cây thường hay có những tổ chim sẻ, bắt chim thì khó rồi, nhưng hay lấy tổ chim chơi, sau này mới thấy làm vậy ác quá, rồi thôi. Tuổi trẻ ai cũng có sai lầm mà. :D
Photobucket

Hình chụp ku Long ở Đường Lâm, lúc đi lạc tình cờ gặp chú nhóc trên đường thế là chú nhóc nhiệt tình dẫn đường còn chỉ thêm cho mấy ngôi nhà cổ vài trăm năm tuổi nữa.
Photobucket

Cũng là lúc làng thang ở Đường Lâm, lúc ra bờ sông thấy cô bé chăm em cho mẹ hái rau muống, thật sự là yêu cái nhìn này quá.
Photobucket

Lúc quỷ đi Sủng Là, một xã gần biên giới ở Hà Giang (nơi đóng phim Chuyện của Pao) thấy có 2 cô bé đang chơi đùa rất dễ thương thế là chớp ngay.
Photobucket

Lúc ghé qua Phố Cáo ở Hà Giang để chụp Ảnh thu hoạch đậu, có 2 chúc nhóc đang đứng xem bà hái đậu, thế là Tách!Tách.
Photobucket

Rời cột cợ Lũng Cú (Hà Giang) - Đỉnh cực bắc Việt Nam, thấy chú bé người mông đi học về, đáng yêu quá nên đưa máy lên chụp, đang chạy thấy người lạ chú bé dừng lại mỉm cười. Ôi! Thật là tuyệt :)
Photobucket

Cũng nơi Lũng Cú - Hà Giang, đi ngang một bản người Mông, thấy cô bé đang ngồi ngẩn ngơ. Lén chụp mà cứ sợ làm mắt đi ánh mắt ấy. Không diễn tả được.
Photobucket

Một lần đi Thôn Đạ Tồn của người dân tộc Mạ & Cờ Tu, thấy chú bé Co Tu nấp bên cửa nhìn người khách lẠ, chọc chú bé cười và ghi lại khoảng khắc ấy.
Photobucket

Chùa Đăng Đừng ở thôn Đạ Tồn là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam được thiết kế với 3 kiểu kiến trúc: Phật giáo, Lạc Hồng và dân tộc Mạ.Tất cả chú tiểu trong chùa này đều là người Mạ.
Photobucket

Một lần về Bảo Lộc đi Dam B'ri với Dũng, gặp 2 chú bé lang thang trên đường, nhìn rất đáng yêu. Dũng chớp máy đúng lúc và bức ảnh dễ thương này ra đời.
Photobucket

Nhớ lần đi Vịnh Vĩnh Hy với công ty, lúc xe dừng ở làng gốm, thấy mấy chú bé người Chăm dễ thương bèn mua kem cho các bé.
Photobucket


Những ánh mắt hồn nhiên trong veo và rạng rỡ.
Photobucket

Hôm rồi đi chụp ảnh cho hoạt động từ thiện của Nụ Cười Hồng, lúc đi "săn ảnh" thấy chú bé ngẩn ngơ xem ca nhạc, thế là bấm máy ngay.
treem

Cũng trong một lần đi Damb"ri với Dũng, thì bị mắc mưa, trong lúc núp mưa thấy chúc bé dễ thương và Dũng bấm máy luôn, chú bé e thẹn che miệng cười và một khoảng khắc thú vị được ghi lại. :)
treem

Một lần đi Cao Bằng, ở nhà chị Chimyen, sáng sớm dẫn cu Cò (con chị Yến) cùng em đi ăn bánh cuốn trứng. :)
treem

Những cô bé cậu bé nô đùa trên bãi cào nghêu Cần Giờ trong chuyến đi gần đây.
Photobucket

Học trò của mẹ.
treem


Hồi đó làm chương trình Giờ Trái Đất 2009, đi về trường Trưng Vương - Bảo Lộc, chụp các em học sinh. Thật sự là một chuyến đi giàu cảm xúc bởi quá yêu cái nhìn trẻ thơ.
treem

Quá dễ thương phải không mọi người?
treem

Hổi nhỏ quỷ cũng ngoan giống vậy nè. :D
treem

Ảnh chụp em Phan Hồng Phát tại Bệnh viên máu, em bị ung thư, đến thăm và tặng em chụp quà nhỏ của những người bạn chơi tem quyên góp. Giờ thì em đã đi rồi.
Photobucket

Một lần đi làm từ thiện ờ Trung Tâm Thiên Phước Củ Chi cùng nhóm VietCW

Photobucket

Ảnh chụp trong một lần đi làm từ thiện ở Vĩng Long, các cô bé, câu bé đang chờ làm lễ xong để được nhận quà.

treem

Ảnh chụp trung thu năm 2008, ngay góc đường Nguyễn Thị Minh Khai và Đinh Tiên Hoàng, em lăn lóc đó, bên kia đường là 2 người phụ nữa theo dõi em. Trung thu đèn em không lung linh.

Photobucket

Chụp Cường trong một lần ngồi nhà thờ, em ghé qua mời mua vé số, nghe câu chuyện của em rất tội nghiệp rồi có dặn em rằng: "Sau này đi ngang có thấy anh thì đến anh sẽ mua cho". Rồi một lần sau đó, tình cờ  biết những câu chuyện của em chỉ là sản phẩm của " trò chơi đánh cắp lòng thương" Dù sao em cũng là nạn nhân của cuộc đời.

Photobucket

Tuổi thơ ai cũng một lần đi qua, có những tuổi thơ đầy ấm áp và hạnh phúc, có những tuổi thơ cơ cực nhiều sóng gió. Dù sao đó cũng là một thời để chúng ta nhớ mãi. Mọi người có những kỉ niệm nào về tuổi thơ hãy cùng chia sẻ nhé.

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2010

Nói với Quỷ về một nơi bình yên

(Bài viết này là một món quà chị Gioheomay tặng cho quỷ. Chị Gió viết về một phần đã qua của cuộc đời gắn bó với Cần Giờ. Cảm xúc rất nhiều nói sao cũng không đủ. Cảm ơn chị Gió nhiều lắm.)



Quỷ này … hình như ai cũng có một hay nhiều phần đời để nhớ và chị thì ….nhiều vô kể , trong đó có cả cái phần đời mênh mang tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền những đêm chị xuôi về phố trên con sông Soài Rạp . Quỷ bảo …chị kể cho Quỷ nghe về những ngày chị ở đây …bên cạnh những ruộng muối mặn đắng mồ hôi người và những ngày ray rứt với nỗi buồn riêng mình mà chị chỉ kể cho một mình sóng biết.

 

Hơn hai mươi năm ….nỗi nhớ trở nên lờ mờ mênh mang ….

Nơi chị ở là một nơi khác hẳn với những gì chị đã từng sống qua . Ở đó chị bắt gặp những mảnh đời rách bươm , ở đó chị hiểu thế nào là cái chết trong sự sống , ở đó chị trở thành con người sạch trong , ngây thơ nhất trước bao nhiêu tội lỗi của cuộc đời quá thật .

 

 

Nơi chị gắn bó hơn một năm chính là Nông trường Thiềng Liềng _ Duyên Hải Cần Giờ thuộc Trường Quản lý Giáo Dục thanh thiếu niên Quận 5 . Những năm thập niên 80 là những năm đất nước còn vô số khó khăn , ngành GD cũng khó khăn , chị một mình nuôi con giữa biết bao sóng gió của cuộc sống và của nghê , chị bỏ nghề vào thời gian có nhiều thất vọng trong cuộc đời mình nhất , được sự giới thiệu của người em họ là Phó giám đốc nông trường chị khăn gói ra đây .

 

 

 

Lần đầu nhìn những ruộng muối kết tinh trắng óng dưới ánh nắng vàng chị mới hiểu thế nào là nhọc nhằn của những hạt muối mặn . Nông trường quản lý mấy ngàn tội phạm , họ là những thanh thiếu niên với đủ thứ tội : xì ke , ma túy , ăn cướp , trộm cắp v…v… .đó chính là lực lượng lao động của nông trường , họ làm muối , đào kình ,đắp đập , chăm sóc những rừng đước rừng tràm của nông trường. Chị công tác trong phòng sản xuất nên thường phải tiếp xúc với họ …. Nghe mình gốc là cô giáo nên từ Ban giám đốc nông trường đến các học viên cũng quý ... và đó cũng là lý do chị nhớ mãi cái tình nơi đây .

 


Chị nhớ những ngày ngồi trên ghe ghi nhận lại số lượng của từng giỏ muối mà nông trường bán cho các lái buôn … Nhìn các hoc viên nam có , nữ có gồng mình dưới ánh nắng chói chang mà lòng cứ trào niềm thương xót , có gì chị cũng cho họ dù thật ra lúc ấy mình cũng khó khăn .Có lần cậu em họ nói : “ở đây chị phải tập quên đi lòng trắc ẩn ..vì nếu không chị sẽ bị học viên lừa như chơi .” Mà đúng thế , lâu ngày chị mới hiểu ra rằng …trong số hàng ngàn tội phạm đó …là hàng ngàn mảnh đời với những số phận nghiệt ngã khác nhau mà con đường quay lại của họ … thật là mờ mịt . Tuy thế vẫn có những  người hoàn lương và hiện đang  sống lương thiện tại thành phố mà thỉnh thoảng chị vẫn vô tình gặp lại .

 

 

Ngày ấy chưa có đường xe chạy như bây giờ … Di chuyển từ Saigon ra Tam Thôn Hiệp , Lý Nhơn , Thiềng Liềng , Thạnh An rồi Cần Thạnh hoàn toàn bằng con tàu sắt nặng nề chậm chạp . Từ chỗ chị ở phải đi từ 3 giờ sáng theo chuyến xe chở toàn rau của một người quen vào thành phô cho kịp chuyến phà ra nơi công tác . Những lần như thế chị chỉ kịp hôn con trai còn đang say ngủ rồi bước vội ra khỏi nhà, ngồi co ro trong cái thùng xe toàn rau …nhìn bầu trời còn lấp lánh sao qua cánh cửa sổ nhỏ xíu của cái xe bít bùng …mà khóc . Có lẽ đó là quãng đời chị tập tành tự giấu đi những nỗi đau buồn , những khó khăn của riêng mình ..có nghĩa là tự biết , tự hiểu , tự giải quyết , tự cho nó trôi đi …mà không cần ai chia sẻ .

 

 

Ra Thiềng Liềng ngày hôm trước , hôm sau cậu em họ đi công tác Cần Thạnh và rủ chị đi theo . Lần đầu tiên chị biết thế nào là sóng gió , con thuyền bé tí teo nhồi nên , lượn xuống …chị vừa sợ, vừa say sóng nằm bẹp trong khoang thuyền …Đến Cần Thạnh giữa trưa … Cần Thạnh ngày ấy xác xơ và chẳng thanh bình như Cần Thạnh trong hình của Quỷ, chợ lèo tèo vài người buôn bán , những khuôn mặt người lơ láo buồn buồn …dễ bắt gặp đâu đây những mảnh đời nhọc nhằn dù chẳng xa Saigon bao nhiêu . Chị vì mệt nên vào nhà người quen của cậu em nằm bẹp đến giờ về nên chẳng đi hết Cần Thạnh ….và chẳng thấy con đường phượng bay như những bức hình tuyệt vời của Quỷ .

 

Lúc về, Tiến _ tên cậu em họ của chị _ rủ ra xã đảo Thạnh An chơi… hồi ấy Thạnh An còn có tên là Đảo Rado …bởi nghe kể rằng đây là nơi thường tổ chức cho những người thành phố ra đây vượt biên nên dân trên đảo giàu lắm , trẻ con người lớn đều đeo đồng hồ Rado ( một loại đồng hồ có giá thời đó) . Thạnh An ngày đó trông sung túc hơn Cần Thạnh , người dân ngồi chơi nhiều hơn làm ….phố xá nhỏ hẹp nhưng nhà cửa tuềnh toàng chứ ko như bây giờ … Chỉ cần đi một loáng là hết đảo …. đi đâu cũng thấy biển và nghe tiếng sóng rì rào . Chị còn được trở lại Thạnh An trong một lễ hội Nghinh Ông tháng 8 âm lịch ngay năm đó …

 

Mọi hình ảnh giờ trở nên lờ mờ …chị chỉ còn nhớ tiếng sóng rì rào những chiều ngồi bên cạnh bờ sông nhìn về phố ….nhớ nhà và nhất là nhớ con đến cháy lòng ,nhớ cả tiếng sóng cứ vỗ ì oạp vào mạn thuyền , nhớ ánh trăng nghiêng những đêm đưa muối về thành phố …nhớ những buổi sáng tinh mơ bước lên khỏi chiếc ghe mà cứ  thấy mình còn lao chao như sóng ….nhớ những giấc mơ buồn tênh sóng sánh màu trắng của những hạt muối vừa kết tinh.Chị rời nông trường sau hơn một năm gắn bó …mà không kịp giã từ . Năm ngoái có dịp về thăm …nông trường xưa chỉ còn một bãi xình lầy buồn tênh ..

 

 Có lẽ chẳng có gì vui và đặc sắc trong những chuyện về biển duyên dáng của chị . Nhưng chị kể như đã hứa với Quỷ nhân nhận món quà tuyệt vời của Quỷ

 

Cám ơn Quycoctu …cám ơn những hình ảnh giờ đã quá bình yên trong từng bước chân phiêu lãng và cái nheo mắt rất nhân văn của Quỷ....cám ơn vùng đất một thời chị đã từng qua và ...cám ơn cả một nhắc nhớ đầy sóng ….

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2010

Cần Giờ:Nơi ấy bình yên

(Bài viết này quỷ tặng chị Gioheomay, sau khi viết bài Có một thiên đường mặn đắng, được chị Gió chia sẻ mới biết khi quỷ 5 tuổi chị Gió đã biết đến sóng gió cuộc đời mà trong đó có vì mặn của Cần Giờ. Một thời đã qua phải không chị , quá khứ để hoài niệm chứ không để mang theo, một chút quay về để biết nay nơi ấy bình yên, chị Gió nhé.)

Tuần trước sau khi đi Lý Nhơn về, quỷ có viết 1 bài về những cơ cực của diêm dân, khi đọc bài đó có một người bạn đã gửi tin nhắn cho quỷ và chia sẻ, ở CG có một trấn nhỏ rất bình yên, con người và cảnh vật ở đó rất gần gũi và thanh bình đó là :Cần Thạnh & xã đảo Thạnh An.Vậy là thứ bảy rồi quỷ cùng smallion đã làm một chuyến về Cần Giờ.
Phải nói là chuyến đi ngắn ngủi này rất thú vị, khác với những chuyến đi trước của quỷ. Cần Thạnh & xã đảo Thạnh An không có gì để du lịch, không sơn thủy hữu tình, không danh lam thắng cảnh. Điều mà quỷ cảm nhận sâu sắc ở nơi đây chỉ một chữ: TÌNH. Loạt ảnh lần này có lẽ là loạt ảnh "xấu" nhất từ khi biết cầm máy đến giờ vì quỷ không kịp cân chỉnh bố cục, không kịp áp dụng những kỹ thuật nhiếp ảnh dù thô lâu nhất, nhưng quỷ chắc chắn là những bức ảnh này rất "sống", nó bắt những khoảng khắc lướt nhanh trong chớp mắt, nó là cái nhìn đầy thân thiện, là những câu chuyện cởi mở nhiệt tình, là cuộc sống rất đỗi đời thường. Bài viết này quỷ cũng không viết theo kiểu du lịch mà chỉ là một câu chuyện kể về cuộc sống và con người ở đây.

6.30 quỷ và Smallion bắt đầu khởi hành thẳng tiến về Cần Thạnh - Một xã giáp biển của huyện Cần Giờ, đường đi rất dễ, qua phà Bình Khánh cứ chạy thẳng đường Rừng Sác là đến, vì khá gần SG (khoảng 70km) nên 8g quỷ đã có mặt ở Cần Thạnh, điều đầu tiên quỷ cảm nhận thì đây là một trấn xinh xinh, bình yên. Mùa này hoa phượng nở đỏ rực những con đường nhỏ

Photobucket

Mùa này thì đây có lẽ là con đường đẹp nhất của Cần Thạnh, những điểm khách phương xa thường ghé thăm khi đến CT cũng nằm trên con đường này như chùa Cây Me (ngôi chùa cổ nhất Cần Giờ), thánh thất cao đài, ngoài ra có mấy đền nhỏ nữa mà quỷ không nhớ hết.
Photobucket

Vì cuối tuần nên các em học sinh cũng không đi học, chứ không có lẽ ảnh sẽ tuyệt diệu hơn rất nhiều, cả con đường vắng lặng, thỉnh thoảng mới có vài chú bé, cô bé, và người dân đạp xe qua, quỷ và smalllion đứng mê mẩn mãi.
Photobucket

Một chú nhóc đang làm "xiếc" trên đường, nhớ hồi nhỏ quỷ cũng hay chạy như thế, không biết có ai cũng thế không nhỉ? :)
Photobucket

Nghề chính cần Thạnh chủ yếu vẫn là cào lưới cá. Về đây bạn sẽ thấy nhiều cảnh người dân ra hè nhà, dưới bóng cây râm mát ngồi vá lưới.
Photobucket

Một trong những điều rất thú vị là đi trên những con đường nhỏ bạn sẽ thấy người dân phơi nia cá rất nhiều loại, đây là mấy em chỉ vàng, cái này thì mấy anh thích nhậu mê lắm. :d
Photobucket

Còn mấy "em" này thì quỷ chưa biết tên, ai biết chỉ quỷ luôn nhé.
Photobucket

Có ai nhìn ra đây là "cá" gì không ?:D
Photobucket

Một góc nhỏ của bến thuyền cá Cần Thạnh, từ đây có thuyền đi ra xã đảo Thạnh An (quỷ sẽ viết bên dưới)
Photobucket

Nếu thường xuyên đọc báo mọi người sẽ hay nghe về các vụ "nghêu tặc" ở Cần Thạnh, Long Hòa. Dùng chữ "nghêu tặc" thì quá đáng là một chiêu để PR bài viết, quỷ không thích dùng như thế. Mùa này nghêu ít nên người đi cào cũng giảm đi.
Photobucket

Nghề cào nghêu không cực như nghề làm muối song cũng không phải là nhẹ nhàng gì, Mỗi người sẽ có một cái cào đơn giản chỉ là miếng thép gắn cuối khung cào, có một vòng dây đeo vào hông để có lực đẩy, ,khi cào đụng nghêu sẽ khựng lại và người cào sẽ biết mà lượm.
Photobucket

Một người cào nghêu làm việc chăm chỉ thì 1 ngày đi bộ cũng khoảng chừng 20km, mùa nghêu ít cào được khoảng 20 kg ngày.
Photobucket

Những người không nuôi nghêu thì không được vào bãi cào mà cào ở các khu vực thuộc loại "hên xui", tất nhiên lượng nghêu ít hơn nhiều mà sức vẫn bỏ ra như vậy, có khi còn nhiều hơn, phận nghèo cũng có cái khó của nó.
Photobucket

Những người cào nghêu đa phần không phải dân trong vùng mà còn là dân tứ xứ về cào thuê, có cả những người ở rất xa như Thanh Hóa, Phú Thọ, Nghệ Tĩnh...
Photobucket

Ông truyền nghề cho cháu.
Photobucket

Chú nhóc bắt đầu "vào nghề" với khuôn mặt thật hí hửng vì cái này ngộ quá.
Photobucket

Nhưng chỉ ít phút sau thì "nghề ông" thành trò chơi của cháu mất rồi. hehe.
Photobucket

Thôi trả ông đây cháu đi chơi nhé.
Photobucket

Lang thang ở CT một chút rồi quỷ và smalllion hỏi thăm đường đi xã đảo Thạnh An. Thạnh An nằm cách Cần Thạnh 40 phút đi thuyền, là một hòn đảo nhỏ, trước đây chính phủ từng có kế hoạch di dời dân vào Cần Thạnh song người dân kiên quyết không đi vì đây là nơi gắn bó lâu đời và cũng là nơi có nhiều ưu đãi của thiên nhiên. :) Từ Thạnh An bạn có thể đi thuyền qua Vũng Tàu, dân Thạnh An thường chở cá qua VT để bán.
Photobucket


Đảo hoàn toàn không có khái niệm về du lịch, trên đảo cũng không có nhà nghỉ, nếu muốn ở qua đêm thì phải xin ngủ ở chùa. Quỷ và smallion được chú ý rất kỹ vì là người lạ, thuyền ra vào đảo chủ yếu là người dân ở đây đi lại để buôn bán, trao đổi hàng hóa, các em học sinh thì đi học.Đây là khoang thuyền.
Photobucket

Khoang lùn chũng, mọi người gần như ai cũng biết nhau nên trò chuyện rất xôm tụ và rôm rã.
Photobucket

Có lẽ mục đích sử dụng sẽ thay đổi theo tuổi tác phải không mọi người? kakaka.
Photobucket

Anh chủ thuyền rất vui tính và nhiệt tình,
Photobucket

Hôm nay trên đảo có đến 3 cái đám cưới, bia có đủ cả, còn các anh ngồi đầu mũi thuyền là ban nhạc. :)
Photobucket

Đến bến thuyền rồi, một góc nhỏ của Thạnh An nhìn từ biển, nhìn từ xa đã thấy chóp cao của thánh thất cao đài.
Photobucket

Thuyền cập bến.
Photobucket

Lúc này đã trưa trời nắng rất gắt, quỷ và smalllion ghé quán chè bên đường làm 1 ly,
Photobucket

rồi bắt đầu thong dong rảo quanh đảo nhỏ. Những còn đường trên đảo hầu hết được nhà nước hỗ trợ xây dựng nhiều nên bê tông hóa gần hết, thuận tiện đi lại.
Photobucket

Hầu hết nhà trên đảo được xây theo kiểu những năm 1992 bằng bằng đá rữa, nhà nào cũng có hiên trước nhà để ngồi cho mát.
Photobucket

Giấc mộng trưa hè. :D
Photobucket

Cái bảng con con đánh số là một trò chơi được các chú nhóc trên đảo rất mê, cách chơi như sau: mua 1 viên kẹo 500 đồng sẽ có kẹp 1 mẫu giấy nhỏ ở trong, nếu số trên mẫu giấy trung với số trên bảng này thì sẽ được lấy số tiền tương ứng. Kết quả là smalllion trúng 1000. kakaka
Photobucket

Chú nhóc này đang chơi trò gì vậy ta?
Photobucket

hehe, thì ra đây là cách giải nhiệt những ngày hè nóng bức của chú nhóc.
Photobucket

Tuy ở đảo xa nhưng không thiếu những món hàng "xa xỉ" này nhé. Nước đá cũng được chuyển lên tàu chở ra tận đảo.
Photobucket
Phút giây thảnh thơi sau mỗi chuyến hành trình.

Photobucket

Qua trò chuyện với chị Oanh - Một người dân đảo. Quỷ được biết hầu hết người dân ở đây đều hài lòng với cuộc sống của mình, có nhiều người đi xa lập nghiệp nhưng rồi lại quay về, ở đây cuộc sống nhộn nhịp mà không bon chen. Đêm ngủ có thể mở toang cửa mà không sợ mất trộm, người dân trong xã ai cũng biết nhau, sống chung rất hòa thuận và giàu tình nghĩa xóm giềng.
Nếu có thời gian rảnh, bạn hãy một lần đến xã đảo này vào cuối tuần để rời xa bao sự đa đoan của cuộc sống hàng ngày mà đi bên lề cuộc sống.
(Bài tiếp theo quỷ sẽ chia sẻ những cái nhìn của con người nơi đây.)