Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Đảo Thổ Châu - Nơi tình yêu hóa thành bất tử (P2)

Tôi đã ấp ủ rất lâu một chuyến đến Thổ Châu nhưng chưa có điều kiện,  phần vì thời gian, phần vì thông tin về Thổ Châu có quá ít nên không thể  lên kế hoạch chi tiết được, bên cạnh đó, qua tìm hiểu thông tin được  biết TC là đảo quân sự nên việc tham quan đi lại trên đảo không dễ dàng  gì,có lên cũng chỉ loay hoay vài chỗ.
Nhân dịp có sự thay đổi về công  việc vậy là bắt đầu thực hiện ước mơ. Nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của  anh Tuất CHT Biên phòng Lai Châu, anh Lập CHP Biên phòng Kiên Giang, anh  Du Chính Ủy biên phòng Kiên Giang, mà tất cả thủ tục giấy tở hoàn tất  chỉ chờ ngày lên đường.
Tàu đi TC khởi hàng ngày 5 mỗi tháng tại Rạch Giá và ngày 10.15.20.25.30  hàng tháng tại Phú Quốc lúc 8g sáng. Tàu về ngày 6,11,16,21,26,31 hàng  tháng lúc 5g sáng nên bạn chỉ có 2 chọn lựa: hoặc ở trên đảo 15 tiếng  hoặc 6 ngày.
Chuyến bay sớm nhất của Air Mekong là 6g20 đến lúc 7g20, chúng tôi hộc  tốc chạy xuống Bãi Vòng mà cứ lo trễ tàu. Gọi điện thoại cho anh Bình  thuyền trưởng nhờ anh đợi cho ít phút nếu trễ, may sao chuyến đi này có  các đơn vị huyện đội, công an, hải quân đi tập trận nên tàu dời qua 10g. Cảng Bãi Vòng, tàu TC sẽ khởi hành từ đây lênh đênh 100km trên biển để  đến với Thổ Châu.

Đây cũng là nơi cập bến của các tàu cao tốc du lịch  Phú Quốc Savana, Super Đông.  
Hôm nay chúng tôi đi là một ngày may mắn vì chỉ mới 2 ngày trước là bão lớn  
 Để đi TC cần phải đăng ký thông tin, chỉ cần đem theo chứng minh nhân dân là được.  
 Tàu TC09 là thành viên một thời của Đoàn tàu 0 số, nay cải tảo lại để  chuyên chở hành khách và hàng hóa. Sau khi lên tàu tốt nhất là nhanh  chóng thuê ngay 1 chiếc võng để nằm, vì sẽ giảm say sóng rất nhiều so  với nằm ghế. Mà kinh nghiệm là nên chọn những chiếc võng cặp sát tường  để tránh bị lắc khi sóng lớn  
 Vài rồi hành trình mơ ước đã bắt đầu khi anh Chí thuyền phó kéo những  hồi còi dài vang dội báo hiệu tàu bắt đầu từ từ rẽ sóng ra khơi, lòng  tôi lâng lâng cảm giác nôn nao khó tả.
  Tựa bên mạn con tàu năm xưa nhìn những bọt sóng ngày sau tung trắng xóa, lòng bỗng lao xao khó tả
Đối với người dân đảo thì những hành trình như thế này là "chuyện thường  ngày ở huyện" nên chọn giải pháp đánh một giấc là hợp lý nhất  
 Còn đối với kẻ lang thang ưa hóng chuyện thì việc khám phá con tàu và  chiêm ngắm biển trời là điều không thể bỏ qua, lên boong xem nào  
 Thật may mắn là trời hôm nay quá đẹp, nhất là trong mùa này thời tiết biển vùng này được xếp vào loại bất thường,
  Biển phẳng lặng với muôn con sóng nhỏ, những cụm mây trắng bồng bềnh  trôi trên nền trời xanh ngắt báo hiệu một hành trình tốt đẹp. Chỉ sau ít  phút khởi hành con tàu chỉ còn là một chấm nhỏ giữa đại dương bao la,  bầu trời như chiếc lồng bàn xanh khổng lồ phủ chụp lên mặt nước. Gió  thổi lồng lộng và mát rượi, tôi đứng im lặng im lặng thả hồn trong cảm  xúc của riêng mình.  
 Vào khoang lái ngó nghiêng một chút, đây là bảng thông số hướng đi, vật  cản, vận tốc. CỨ lái sao cho cái cục đỏ thẳng đường đen là tới Thổ Châu  vì kinh độ và vĩ độ đã lập trình sẵn  
 Đây là anh Bình thuyền trưởng
Trời đẹp nên dông người lên boong dạo chơi, có các anh bên huyện đội,  công an, hải quân, rada, hải đăng, Viettel.Thường chẳng có ai ra đây vì  mục đích du lịch cả nên kẻ lạ mặt bị điểm danh ngay, cũng nhờ đó mà quen  được nhiều người và những câu chuyện thú vị cũng từ đó mà ra (HỒI SAU  SẼ KỂ)  
Sau 4g lênh đênh, Thổ Châu bắt đầu hiện dần ra trước mắt, tàu chen giữa 2  hòn đảo với vách núi cao như rộng mở lòng đón chào khách phương xa.  
Và rồi Thổ Châu cũng mờ ảo hiện ra trong tầm mắt, nhìn là thế nhưng cũng  phải hơn 2g tàu chạy mới đến nơi, trong ảnh là đảo Thổ Chu  lớn nhất  của QĐ Thổ Châu  
Và rồi tàu bắt đầu vào làng chài Bãi Dong, vì nước nông nên tàu phải neo ngoài xa rồi các ghe nhỏ sẽ chạy ra đón khách,  
 Không khí yên tĩnh của hành trình biến mất thay vào đó là sự ồn áo náo  nhiệt, hàng chục ghe cập vào tàu, quăng dây, trèo lên, chào mới khách,  sự nhiệt tình quá mức làm tôi liên tưởng đến một "cuộc tấn công". hehehe
 

Xuống tàu nào bà con ơi, cứ 20k/người nhé.  
 Người TC hiền lành nhiệt tình mà thân thiên, bạn cứ nhìn nụ cười chào đón người khách là thế này là biết ngay
 

Tàu lướt nhẹ trên mặt biển xanh biếc vào bãi Dong và từ đây một khung cảnh nhộn nhịp mà quyến rũ đến say lòng.  
 Những ngôi nhà nhỏ vách tre, mái lá dừa nép mình dưới vách đá, rừng  phong ba, bàng vuông xanh ngắt, rồi nối tiếp nhau chạy dài san sát dọc  theo bãi.
Thể theo yêu cầu quỷ bổ sung vị trí quần đảo Thổ Châu để mọi người dễ định vị trí  
 Vì là đảo quân sự nên nếu xem bằng Google map cũng chỉ thấy được như thế này chứ không thấy chi tiết hơn được.

Đảo Thổ Châu - Nơi tình yêu hóa thành bất tử (P1)

"Chưa đi chưa biết Thổ Châu
 Đi rồi thì biết còn lâu mới về"
Vậy là đã có cơ duyên được đến với Thổ Châu, hải đảo xa xôi nơi tận cùng  cực tây nam của tổ quốc. 8 ngày lang thang hang cùng ngõ hẻm trên đảo,  sống cùng các chiến sĩ biên phòng, các anh hải quân vùng 5, những người  dân chài, tất cả đã làm tình yêu với vùng đất này ngày bén rễ và bền  chặt.
Nhớ mỗi ngày ra tắm biển Bãi Ngự sau bữa cơm chiều cùng các anh  Ban chỉ huy ở đồn, nhớ đêm ra khơi đánh cá đến tận sáng mà say sóng vật  vã, nhớ hàng vạn cánh chim nhạn chao liệng giữa trùng khơi, những bữa  cơm ấm áp cùng người dân đảo và cả những ngày cùng Thổ Châu vật vã với  bão giông.
Tất cả đã hòa cùng nhau khắc sâu trong ký ức, để giờ đây khi  hồi tưởng lại tất cả đều như chỉ mới vừa hôm qua.  

Thổ Châu 09, là một trong những thành viên của đoàn tàu 0 số ngày nào,  nay chiến tranh qua đi lại khoác lên mình một sứ mệnh mới: "Nối đất liền  với hải đảo xa"
Bầu trời Thổ Châu bừng sáng sau cơn giông bão
 Những màu xanh tuyệt diệu của cung đường mới mở ven biển
  Hòn Xanh quyến rũ trong bức tranh Thổ Chu với tán bàng vuông  
Những thảm rêu đọt chuối hòa cùng màu xanh của biển làm ngất ngây, say lòng người khách lạ  
 Làng chài Bãi Dong nép mình bên vách đá, và biển xanh ngắt.  
 Những hàng dừa xanh thân quen gần gũi với làng chài ven biển.
Bãi Ngự bình yên lao xao triệu con sóng vỗ về được bao bọc bởi 2 dãy núi vòng cung
  Biển trời giao hòa, khiến kẻ lãng du cứ ngơ ngẩn bần thần khôn nguôi  
 Cầu cảng Bãi Ngự như càng thẳm sâu giữa biển và bầu trời lộng gió bao la  
 Những hàng dừa cao vút vây quanh đảo cho trái ngọt lành
  Những đóa phong ba điểm xuyến thêm vẻ đẹp hoàn hảo của Thổ Chu
  Hòn Nhạn hùng vĩ với những vách đá cao thẳng đứng cùng muôn ghềnh đá hiểm trở là bãi chiến trường ác liệt của đá và sóng
  Đá ngàn năm hứng chịu sóng dữ để che chở bình yên cho vạn cánh chim nhỏ bé
  hàng ngàn cây bàng vuông cổ thụ vây quanh đảo như người lính hiên ngang nơi đầu sóng ngọn gió  
 Ánh hoàng hôn buông và Thổ Chu khoác lên mình một tấm áo huyền bí
Đêm trăng Thổ Chu, huyền ảo và bâng khuâng đến lạ lùng
  Làng chài Bãi Ngự chìm sâu trong giấc ngủ sâu  
 Trên trời cao trăng vẫn vằng vặc sáng tỏ
 Mây nhẹ trôi trên những ngọn dừa và thấp thoáng đâu đó những ánh sao đêm lấp lánh.  
 Thổ Châu tình yêu nơi ngọn sóng cuối trời và những câu chuyện bây giờ mới kể...

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Cán Tỷ - Đông Hà: Bình yên bên dòng sông triệu năm

Hàng trăm triệu năm trước, cả vùng địa đầu tổ quốc Hà Giang còn chìm trong mênh mông biển cả. Trải qua nhiều chuyển động kiến tạo của bề dày lịch sử địa chất, biển bao la hóa núi cao sông dài. Ngày nay, nơi bản Mông Đông Hà – Cán Tỷ xa xôi, những cuộc sống ấm no đang nảy nở bên dòng sông của triệu năm xưa.  Từ thành phố Hà Giang, qua những cung đường tuyệt đẹp để đến huyện Quản Bạ, “dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”,  rồi từ đây chúng tôi tiếp tục chao mình qua hàng trăm khúc cua xoắn lượn mượt mà để đến với Đông Hà. Một xã người Mông nằm giữa núi rừng Quản Bạ.

Đông Hà có 4 thôn bản: Thống Nhất, Sáng Phàng, Nà Sài, Cốc Mạ. Từ trên cao nhìn xuống, Đông Hà được bao quanh bởi trập trùng những dãy núi cao.


Tạo hóa khéo sắp đặt ban tặng cho Đông Hà dòng sông Miện cổ xưa, dồi dào sản vật chảy qua nên cuộc sống người dân cũng theo đó mà ấm no trù phú hơn.


Trong khi nhiều vùng đất khác của Hà Giang còn trong cơn khát, ruộng đồng khô khan thì nơi đây lại những cánh đồng ngô xanh mướt, trải dài tít tắp đến tận chân núi, rồi len lõi phủ đầy cả những khe đá.
 


Rảo bước dạo chơi quanh Đông Hà sẽ làm bạn choáng ngợp, ngỡ ngàng. Do địa hình bị chia cắt mạnh đã tạo ra những cột đá hùng vĩ cao vút.


 Hàng triệu năm trước, khi xảy ra biến đổi địa chất, những tầng đá vôi khổng lồ cao hàng chục đến cả trăm mét từ dưới đáy biển trồi lên, qua quá trình mưa gió bào mòn chúng bị nứt nẻ, xói mòn rồi phân tách nhau ra thành những cột đá sừng sững.


 Lại qua nghìn năm, đất theo gió tích tụ dần trên những khe đá, tạo nên môi trường sống cho các loại cây.
 


Để đến ngày nay tạo nên cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ,


còn một điều thú vị nữa là trong những cột đá ấy vẫn còn lưu lại những  hóa thạch san hô, tay cuộn, vỏ sò của kỷ Devon cổ xưa.


Ở Đông Hà dường như cuộc sống náo nhiệt hiện đại chưa chạm đến, chúng tôi lang thang, len lỏi trên những con đường đất nhỏ,


cả bản làng hầu hết là những ngôi nhà Trình Tường xây bằng đất sét hoặc chỉ đan bằng cót tre.


 Tất cả đều rất đơn sơ và giản dị, cổng nhà luôn rộng mở như sự thân thiện cởi mở của chính con người ở đây. Những ngôi nhà mái ngói đỏ nép minh bình yên dưới tán cây sa mộc, vây quanh nhà là nương ngô, nương đậu.


Bên tường nhà là những bó củi, bó thân ngô xếp ngay ngắn gọn gàng để dùng thổi lửa cho bữa cơm chiều hay chuẩn bị cho những ngày rét lạnh.


 Không gian yên tĩnh đến lạ kỳ, bỗng đâu đó vang lên tiếng gà gáy trưa khiến lòng người du khách xôn xao khó tả.


Tạm chia tay những ánh mắt, nụ cười đầy quyến luyến, chúng tôi đến với Cán Tỷ. Nếu như ở Đông Hà dấu vết của triệu năm xưa tạc trên vách đá cao thì nơi đây chúng lại chạm khắc thật rõ ràng, sinh động trên dòng sông Miện.


Hai bên bờ sông những vách đá dựng đứng, những vết cào dài sắc lẻm và bóng loáng như sự giận dữ của hải thần khi mất quyền thống trị.


Có nhiều dòng chảy ngầm từ núi cao, xuyên qua khe đá rồi hòa mình vào dòng sông.  Chính vì có nhiều hốc đá mà các loại cá cũng có nhiều chỗ sinh sôi nảy nở hơn làm cho dòng sông luôn ăm ắp sản vật.


 Xã Cán Tỷ gồm 8 thôn bản Đầu Cầu I, Đầu Cầu II, Suối Hồ, Lùng Vái, Sảng Cán Tỷ, Pờ Chúa Lủng, Sủa Cán Tỷ, Giàng Chu Phìn. Mỗi bản có khi cách nhau đến vài đỉnh núi.


Khác với sự bình yên của Đông Hà, ở Cán tỷ là cuộc sống nhộn nhịp và sôi động.Hai bên bờ sông, dưới bóng tre rợp mát không lúc nào ngớt tiếng cười đùa.


Ở chốn này đám trẻ con nô đùa tắm suối, giăng lưới bắt cá,


ở chốn kia những người phụ nữ Mông giặt giũ quần áo rôm rã trò chuyện, cánh đàn ông thì gánh nước tưới ruộng hay quăng chài đánh những mẻ lớn.


Tiếng đàn lợn ủn ỉn, tiếng vịt ngan quàng quạc đòi ăn rộn vang.  Từ những thửa ruộng, mùi ngô thơm ngát theo gió mà lan tỏa khắp không gian, xen lẫn là mùi ngai ngái của những cây đay, cây lanh đang  mùa thu hoạch.


Thấp thoáng trên bến sông xưa, sau bờ tre xanh là ngôi nhà nhỏ xinh nép mình dưới chân núi đá, chút điểm xuyến màu đỏ của những cánh phượng hè, làm cả không gian xanh thêm phần quyến rũ. Tất cả hòa quyện cùng nhau vẽ  nên một bức tranh Cán Tỷ - Cuộc sống nơi địa đầu tổ quốc ấm no và hạnh phúc.


Khi trời về chiều, từ sau những dãy núi đá đen cao ngất, bỗng đâu mây trắng tràn về, cả Cán Tỷ chìm ngập trong mây, những cung đường như sợi tơ mảnh buộc quanh lưng núi rồi nối đất trời Cán Tỷ lại cùng  nhau.


Mặt trời đổ ánh dương đỏ hồng bao phủ khắp núi rừng, rồi từ từ khuất sau cổng trời Cán Tỷ, báo hiệu một ngày đã qua. Trong ngôi nhà nhỏ, khói bếp bốc lên trên ánh lửa bập bùng, cả gia đình cùng khách phương xa quây quần bên nhau như thân thiết tự lâu lắm, chén rượu ngô nồng cứ trao chuyền say khướt đến tận khuya. Ngoài kia sương đang buông xuống nhưng lòng người lữ khách ấm áp đến lạ kỳ.

Thông tin Du lịch:
- Phương tiện tốt nhất để khám phá Đông Hà – Cán Tỷ là xe máy.
Bạn có thể thuê máy từ Hà Nội, gửi xe lên Hà Giang rồi chạy lên Quản Bạ, hỏi đường đi xã Đông Hà. Từ Đông Hà đi Cán Tỷ.
Toàn bộ cung đường chỉ tầm 61km.
Thuê xe máy ở Hà Nội: Anh Hoàng: 0928290000
 Xe chất lượng cao Hà Nội -Hà Giang: Xe Ngọc Cường 0219.3867.400
Nhà nghỉ Tam Sơn, Quản Bạ:02193846543. KS 567, Tam Sơn, Quản Bạ: 02193846543