Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

An Giang: Rừng tràm Trà Sư: Muôn cánh chim tìm về tổ ấm

(Cảm ơn Bupu Nhoc đã cho quỷ mượn máy ảnh hoàn tất series ảnh này.)
Trà Sư chắc đã không còn lạ lẫm với nhiều dân phượt, gần đây quỷ thấy rất nhiều nhóm đi Trà Sư và chia sẻ nhiều thông tin hình ảnh đẹp, bản thân quỷ cũng vừa đi hôm 8/10/2011 vừa qua nhưng lại phải quay lại vào ngày hôm qua bởi nhiều lý do.

Nếu đến Trà Sư để tham quan thì rất dễ dàng nhưng để có nhiều thời gian khám phá, săn ảnh, tìm những góc chụp đẹp thì thật không dễ. Phần thì không biết vị trí nào phù hợp, phần không canh được thời gian đẹp nhất, và một phần là do cách tổ chức của BQL Trà Sư cho du khách có quá ít thời gian khám phá, chỉ 1 vòng chèo xuồng chừng 20p đã quay về thì không thể có những bức ảnh thú vị, vì có khi phải mất năm ba phút mới canh được 1 chú chim.
Bài viết này quỷ chia sẻ một số kinh nghiệm, thiết nghĩ là rất cần cho những ai đam mê khám phá và yêu thích chụp ảnh
Thông tin đi rừng trà Trà Sư:

1.Phương tiện:
Từ Tp.HCM đi xe máy là tốt nhất, nếu không có thể đi xe khách Phương Trang xuống Châu Đốc hoặc Long Xuyên rồi thuê xe máy từ các anh chạy xe ôm. Giá thuê khoảng 150k/ngày. Thủ tục: Gửi lại CMND.
2.Ăn ở:
Nếu đêm ngủ ở Châu Đốc thì sáng hôm sau có thể không kịp chạy về TS ngắm bình minh. Nên có thể ngủ tại thị trấn Chi Lăng, hoặc là nhà nghỉ Thủy Dương trong khu du lịch Núi Cấm, giá phòng lạnh 150k/2 người.Tất nhiên là không thể tiện nghi như Châu Đốc. Còn tốt nhất là ngủ trong Trà sư nhưng tự chuẩn bị đồ đạc vì không có phòng trọ.
3.Thời gian:
Thời gian đẹp nhất để khám phá Trà Sư là:Chuyến tắc ráng đầu tiên của ngày. chạy lúc 7g vì khi đó chưa có người vào nên chim còn đậu rất nhiều ngay đường vào. Nắng sớm rất "trong" chứ tầm 10g là nắng gắt lên ảnh không đẹp, nhìn cũng không đã mắt.
Bình minh: để thấy hình ảnh hàng ngàn cánh chim in bóng trên nền ửng hồng của bầu trời, phía xa là những hàng thốt nốt in bóng trên mặt nước mênh mông, bạn phải có mặt tại vị trí: Từ ngã 3 đường rẽ vàoTrà Sư chạy thẳng đường Tân Lợi chừng 2 km sẽ thấy có 1 hàng cây thốt nốt bên tay trái, dừng chụp và ngắm tại vị trí này rất đẹp.
Hoàng hôn: Không đâu bằng đừng trên đài quan sát chim trong khu du lịch rừng tràm.
Giờ chim về: 5g-6g tối.
Giờ chim đi ăn: 5g-6g sáng.
Giờ chụp ảnh đẹp trong rừng tràm: 7-9g sáng.
4.Khám phá rừng tràm:
khi bạn mua vé xong BQL sẽ cho tắc ráng máy chở bạn vào khu chèo xuồng, từ đây mới chèo xuồng để vào khu ngắm chim, nhưng xuồng ở đây chèo cực nhanh, chỉ chừng 20p, bạn chưa kịp cảm nhận, chụp chẹt gì thì đã quay ra rồi. Họ gấp gáp vậy vì còn phải chạy chuyến khác kiếm thêm tiền. 1 chuyến được trả 10k. Giải pháp là bạn thỏa thuận riêng với người chèo xuồng chịu khó dừng lại lâu và chèo theo ý bạn, hôm quỷ đi là khoảng 2 tiếng chèo xuồng, quỷ gửi thêm 50k.
5. Tư vấn thiết kế chuyến:

4g chiều mua vé vào KDL sau đó lên đài quan sát canh chim về, các tay săn ảnh nhớ đem tripod, quỷ thất bại vì không đem. Đêm ngủ lại tại đó, nhớ đem theo lều bạt vì trong KDL không có nhà nghỉ, muỗi rất nhiều. Tốt nhất là lên tháp canh ngủ luôn vừa mát vừa không có muỗi. Sáng chịu khó chạy xe vòng ra ngoài chỗ quỷ chỉ ở trên để chụp bình minh, có đường chạy xe vào thẳng khu đài quan sát mà không cần đi tắc ráng. Tầm 6g30 quay lại KDL đi xuồng chụp chim buổi sáng. Túm lại để chụp ngắm được tất cả các khoảng thời gian đẹp của Trà Sư phải chịu khó mắc công.
6.Kinh nghiệm khác:

Do chim ở khá xa nên cần trang bị máy zoom tốt, như KTS Canon SX 20,30 IS là ok, không thì kiếm cái len khoảng 70-300mm. khi chụp chịu khó neo xuồng vài phút cho không gian tĩnh lặng để chim không sợ bay lại gần rồi tha hồ bấm.:D
Trên đây là chút ít kinh nghiệm bản thân chia sẻ cùng mọi người chứ không nói là đúng nhất nhe.:)
Một số hình ảnh:
Hoàng hôn về trên đồng thốt nốt



Chim bắt đầu bay về, do máy cùi quá nên chị chụp được mờ mờ như thế này thôi


Hằng hà sa số chim bay về đảm bảo làm bạn choáng ngợp


Từ chân trời cứ từng đàn từng đàn


Cảnh bình minh ở vị trí quỷ chỉ phía trên


Có đàn thì bay đi ăn, có đàn thì bay về


Cò đậu trắng đồng trên đường vào Trà Sư



Nhìn cứ là ngất ngây nhe


Một đàn chim cổ rắn đang tắm nắng


Một đôi đang âu yếm cùng nhau



Một em đang tắm đen


Tiếng gọi ngày mới


Đường vào rừng trà cò và cồng cộc đậu đây cây do chưa bị động


Đậu đen thui cả cái cây


Bình yên trong sương sớm


Không gian tĩnh lặng và trong vắt


Những đàn chim tung cánh bay đi tìm mồi


Nhìn cảnh này thì cứ là ngất ngây


Hôm nay mình đi kiếm ăn đâu đây ta

Tổ ong trên đường vào khu chèo xuồng, bạn cứ hỏi người ta sẽ chỉ cho


Những thân tràm ngắm bóng mình trong nước


Chú vạc non ngơ ngác chào ngày mới


Những chú chim háu đói đợi mẹ về


Một chú cò con mới vuốt keo tóc. :D


Một anh cò lấp ló sau tán cây


Một chị cò vừa cháp xong chú cá người còn dính cả bèo


Chỉ có ở Trà Sư xuồng mới lướt trên cỏ xanh mà thôi.:


Chú vạc đang tắm nắng, bổ sung vitamin cho ngày mới


ah ni dáo dác suốt, canh mãi mới chụp được cái mặt láo ngáo


Những con đường tuyệt đẹp dần mở ra trước mắt


Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá


Con đường này dẫn bạn đến sân ngắm chim bay


Xuồng trôi theo sóng nước chim cứ bay khắp trời


Có 2 thế giới cùng song song và tồn tại ở khu rừng tràm này


Chụp chim thiệt đúng là phải kiên nhẫn có khi quỷ phải đợi 5,10p mới chụp được 1 bức ảnh ưng ý, được cái góc thì chim bay mất, khi thì out nét, khi thì cây che. Hix


Em này chuẩn bị phóng xuống nước đây


Sự hòa hợp tuyệt vời của màu xanh thiên nhiên


Phải nói "săn chim" là cái thú tuyệt vời, lần sau hứa là phải đem theo áo phao để lội xuống chụp mới được


Ngất luôn


Thập thập thò thò. hehe



Đẹp rung người. hix



Cô đơn trong ánh bình minh


săn mồi


em vạc đang kiếm ăn


Chim cổ rắn được bình chọn là loài "chai mặt" nhất Thấy chụp hình không thèm trốn. mà còn làm dáng



"Nữ thiện xạ" bắn tỉa cũng nghề lắm đấy. Biết bao nhiêu chú chim ở Trà Sư phải bỏ mạng.


Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Miền tây: Mênh mông mùa lũ nổi miền tây (Phần 3)

Một góc thị trấn Mộc Hóa, quy hoạch ở Mộc Hóa rất đẹp
 

  Từ Mộc Hóa quỷ tiếp tục đi lên cửa khẩu Bình Hiệp, vì có cái thú sưu tập cột mốc nên mới lang thang lên chốn này, đường lên Bình Hiệp nắng nóng gắt và rát, nước cũng không ngập nhiều, đến cửa khẩu thì phát hiện 1 điều đáng buồn là cột mốc đặt giữa biên giới 2 nước nên phải làm thủ tục xuất cảnh mới đến được, mà chủ quan không đem hộ chiếu theo nên chỉ chụp được mỗi cái cửa khẩu,

  Trên đường đi thị trấn Vĩnh Hưng, quỷ có ghé được 1 điểm thú vị là Chùa Nổi ở xã Tuyên Bình, Vĩnh Hưng, Long An.

  gọi là Chùa Nổi  vì quanh chùa vây quanh là nước, mùa bình thường có thể đi bộ đến chùa, song khi lũ về vây quanh chùa là nước, chùa nổi lên như một hòn đảo nhỏ

  Trong những lần khai quật trước đây, các nhà khảo cổ tìm thấy một số di chỉ của nền văn hóa Óc Eo

  vì không nghiên cứu kỹ trước nên chỉ chia sẻ hình ảnh để mọi người nắm thông tin và khám phá.

rời Tân HƯng quỷ tiếp tục đi Tân Phước, 2 bên đường nước ngập mênh mông, lác đác có một vài khu vực nhỏ được đắp đê cao

  Hình ảnh thú vị, đàn bò tìm ăn trên đồng lũ

  Dọc đường thấy rất nhiều nhà dân ngập trong lũ

  Người dân cũng dọn đi hết đợi nước rút mới quay về, khu vực bên trái đường được đắp nên cao nên ít ngập hơn, còn hầu hết phần bên phải là ngập trong nước

  2 cha con mưu sinh trong mùa nước nổi, dọc đường này bạn thấy cảnh sinh hoạt mùa lũ rất rõ nét

  Trên đường từ Giồng Giang đến An Phước rất nhiều những ngôi nhà bị ngập nặng như thế này

Ngập sâu thế này ở làm sao

  lũ lên chẳng biết làm gì, hết lội ra lội vào lại chèo tới chèo lui rồi đứng ngẩn ngơ. :d

  Mùa lũ người lớn khổ chứ con nít thì sướng lắm, thấy nước là khoái chí rồi, mà đi mùa lũ chuyến này chắc phải nộp đơn cho Tổ chức Guiness thế giới đăng ký cho miền tây: "Nơi có hồ bơi lớn nhất, đa dạng nhất, thay nước liên tục nhất và sinh động nhất thế giới".:D
 

  Dọc đường vẫn có một số vùng đắp đê cao nên đồng lúa vẫn xanh rì.

  Nhưng chắc không đủ cho cò bay thẳng cánh