Thứ Ba, 24 tháng 6, 2008

Vô sản - Tập 3:Vô sản

Không thể viết được. Vạn lần không thể viết được. Vì viết ra rồi thì tàn đời rồi.

"Từng người tình bỏ tôi đi như những dòng sông nhỏ!"

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2008

Vô sản - Tập II: Vô sản lúc ăn chơi

Tình hình là hồi nhỏ đến giờ rất mê chơi cầu lông, từ hồi lớp 5 lận. Sau bao nhiều năm chinh chiến rút cuộc giờ đây cũng không có được món đồ nào của mình hết.hix

-Vợt đánh: Tiến Minh tặng.

- Bao vợt: Tiến Minh cho.

- Còn cây vợt nữa: cu Nghĩa đưa, rồi nghe đâu ku Nghĩa lấy của Ku Đức, cu Đức lấy của anh Khánh. Thôi túm lại giờ là của mình.hehehe.

-Giày: hồi đó mua cho Tiến, nhưng không mang vừa.kekeke.

-Áo: cái thì Thảo nhỏ tặng, cái thì NhocOnline biếu

- Quần: Chị Phi với Hải Thỏ tặng sinh nhật, cu Thuận, cu Nghĩa, tè le đứa cho.

- Khăn: Eurowindow tài trợ.kakaka.

Túm lại: ăn chơi cũng vô sản. hix. Tình hình vẫn chưa hết.
Còn tổng kết tiếp vô sản tập III


Vô sản - Tập 1:Vô sản giữa đời thường

Hôm qua ngồi vỉa hè, tán gẫu dăm câu chuyện,bàn đến chuyện vô sản (không phải vô sinh nhé). Hix, chợt giựt mình, hình như mình là vô sản thứ thiệt rồi. Điểm lại coi nào:
Từ đầu đến chân, từ vật ly thân đến bất ly thân
- Nón bao hiểm: cu Đức cho mượn
-Áo thun: Tiến để quên.
- Quần Jean: của cu Vũ để quên luôn.
-Dép: của Phương IT.
-Điện thoại: cu Đức tặng.
-Sim điên thoại: của công ty.
- Máy tính xách tay: của công ty.
- Xe máy: Trung cho mượn.
Hix, vậy là vô sản thiệt rồi.
Nhưng mà hình như chưa dừng ở đó, để thống kê rồi mai điểm danh vô sản tập II. hix

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2008

Vô cùng thương tiếc! Cha ăn mặn, con khát nước!

Hix, hôm nay mới thêm bằng chứng ho câu ực ngữ: "Tiếng xấu đồn xa". Sáng sớm mở mắt chưa kịp mặc đến cả cái quần thì đã có điện thoại réo ầm ĩ, đầu kia là giọng nói hăm hở của một thằng bạn chẳng thân chút nào:"Eurowindow mày được lên báo kìa!"

Quái lạ: "Thằng này có thức dậy sớm bao giờ đâu, mà sao nó lại quan tâm đến EW mà gọi cho mình thế nhỉ?"

- "Công ty tao thì quảng cáo hoài có gì lạ đâu mà mày hăm hở thế?"

-"Mày cứ mua báo Tuổi trẻ đọc thì biết, nice day nhá!" tu..tuu...tuuuu...tuuuuuu

Thì ra mọi chuyện là đây:

Photobucket Photobucket

Photobucket

Thôi thế là thôi là thế đó! Sai đứt đuôi con nòng nọc rồi còn gì. Cha ăn mặn thì con khát nước!. Em đây cũng chẳng dám thanh minh gì! Em chân thành thay mặt công ty (nếu công ty em cho phép) gửi lời xin lỗi đến những ai đã yêu quý Eurowindow. Đã gọi điện thoại báo tin (nói thế cho lịch sự chứ toàn chửi) cho em. Em xin lắng nghe những ý kiến và góp ý của bạn bè gần xa. Còn mục góp ý cho công ty chắc em sẽ cố (cố thôi chứ em có quyền gì đâu mà góp ý).

Một lần nữa, chân thành cảm ơn những người bạn gọi điện thoại cho em chia buồn và chia vui (vì 8 năm rồi có em có gặp được bạn ấy đâu).

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2008

Lối thoát ?!

Lối thoát cho những nỗi đau bất tận có lẽ không phải sự lãng quên mà nằm đâu đó trên những khúc ngoặt của cuộc đời, mà để tìm ra nó chúng ta phải mãi bước về phía trước.

Có một lần đọc đâu đó có một bài viết trên báo nói rằng: Những cụm từ bạn thích sẽ nói lên tính cách của bạn, vậy qua những cụm từ dưới đây sẽ nói được điều gì đây:
u hoài, miên man, bất tận, day dứt, thênh thang, lãng du, rong ca, chiêm nghiệm, đa đoan, quay quắt, lao xao,...
Có ai "phán" giùm được không?

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2008

Dấu chấm. cảm xúc!

Dự định viết một loạt bài về mảnh đất thần kinh xưa, dự định là để cho mạch cảm xúc một lần được miên man bất tận, nhưng mọi thứ lại không như mong đợi. Lại phải đặt một dấu chấm cảm xúc.

Mỗi người tiếp xúc với mình là có một cách đánh giá nhận xét khác nhau, nhưng chung quy vẫn gắn ghép cho một chữ "Đa": Đa đoan, đa tình, đa cảm, đa mang, đa diện...

Hôm qua là một ngày buồn, mình đã chủ động để kết thúc một mối quan hệ sâu sắc khó diễn tả bằng lời. Nhưng có lẽ như thế sẽ tốt. Thời gian sẽ trôi nhanh và nỗi buồn sẽ không biến mất, nó nằm đó như một sự nhắc nhở, khẳng định : dấu chấm của cảm xúc.


Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2008

Cố đô Huế: Lăng Minh Mạng

Tháng 2 năm 1820 vua Gia Long băng hà, hoàng tử thứ tư là Nguyễn Phúc Đảm được đưa lên ngai vàng, lấy niên hiệu là Minh Mạng. Vua Minh Mạng là người có nhiều đóng góp đối với công việc mở mang đất nước, đưa nước Đại Nam lên hàng mạnh nhất trong các quốc gia Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Làm vua được 7 năm, Minh Mạng cho người đi tìm đất để xây dựng Sơn lăng cho mình. Quan Địa lý Lê Văn Đức đã chọn được một cuộc đất tốt ở địa phận núi Cẩm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành con sông Hương thơ mộng. Nhưng phải ròng rã 14 năm cân nhắc, chọn lựa, đến năm 1840, nhà vua mới quyết định cho xây dựng lăng tẩm của mình ở nơi này. Nhà vua cho đổi tên núi Cẩm Kê (thuộc ấp An Bằng, huyện Hương Trà) thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng. Đích thân nhà vua xem xét, phê chuẩn họa đồ thiết kế do các quan Bùi Công Huyên, Trương Đăng Quế và Giám thành vệ dâng lên. Tháng 4 năm 1840, công cuộc kiến thiết Hiếu Lăng bắt đầu. Vua sai các quan Lê Đăng Danh, Nguyễn Trung Mậu và Lý Văn Phức điều khiển lính và thợ thuyền lên đây đào hồ đắp La thành. Tháng 8 năm 1840, Minh Mạng lên kiểm tra thấy công việc đào hồ Trừng Minh không vừa ý nên giáng chức các quan trông coi và đình chỉ công việc. Một tháng sau, công việc vừa được tiếp tục thì Minh Mạng lâm bệnh và đột ngột băng hà vào tháng 1 năm 1841. Vua Thiệu Trị lên nối ngôi, chỉ một tháng sau (tháng 2-1841) đã sai các quan đại thần Tạ Quang Cự, Hà Duy Phiên, Nguyễn Tri Phương chỉ huy gần 10.000 lính và thợ thi công tiếp công trình theo đúng họa đồ của vua cha để lại. Ngày 20 tháng 8 năm 1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành, nhưng công việc xây lăng mãi đến đầu năm 1843 mới hoàn tất. Từ một vùng núi đồi hoang vu, qua bàn tay lao động và óc sáng tạo của con người đã hình thành một khu lăng tẩm uy nghiêm, vừa rực rỡ về kiến trúc, vừa hài hòa với thiên nhiên lại vừa sâu sắc bởi giá trị tư tưởng.\

Từ bãi giữ xe, khách tham quan phải đi bộ khoảng 200m để đến cửa vào lăng, toàn lăng được bao bọc bời La thành kiên cố dài 1750m

Photobucket Photobucket

Lăng chỉ mở cổng phụ Tả Hồng Môn để đón khách du lịch.

Photobucket

Toàn quần thể kiến trúc gồm cung điện, lâu đài, đình tạ được bố trí đăng đối trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m. Mở đầu Thần đạo là Đại Hồng Môn, cổng chính vào lăng, xây bằng vôi gạch, cao hơn 9m, rộng 12m. Cổng này có ba lối đi với 24 lá mái lô nhô cao thấp và các đồ án trang trí cá chép hóa rồng, long vân... được coi là tiêu biểu của loại cổng tam quan đời Nguyễn. Cổng chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào trong lăng, sau đó được đóng kín, ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.

Cổng Đại Hồng Môn khóa đóng, then cài.

Photobucket

Sân trước lăng từ cổng chính rất rộng, 2 bên là hai hàng quan văn võ đứng chầu, số lượng quang văn võ ít chứ không phô trương nhiều như lăng Khải Định.

Photobucket Photobucket

Qua Đại Hồng Môn là đến sân Bái Đình sân rộng (45 x 45m). Bái Đình lát bằng gạch Bát Tràng

Photobucket

Cuối sân là Bi Đình tọa lạc trên Phụng Thần Sơn, bên trong có bia “Thánh đức thần công” bằng đá Thanh ghi bài văn bia của vua Thiệu Trị viết về tiểu sử và công đức của vua cha.

Photobucket

Tượng Kỳ lân được đặt 2 bên sân Bái Đình.

Photobucket

Hiển Đức Môn (hiện đang trùng tu) mở đầu cho khu vực tẩm điện, được giới hạn trong một lớp thành hình vuông biểu trưng mặt đất (từ ý niệm trời tròn, đất vuông).

Photobucket

Lư đồng được đặt trước Hiển Đức Môn đã gỉ sét.

Photobucket

Điện Sùng Ân nằm ở giữa được coi là trung tâm, chung quanh có Tả, Hữu Phối Điện (trước) và Tả, Hữu Tùng Phòng (sau) như những vệ tinh chung quanh. Trong điện thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu.

Photobucket

Ba chiếc cầu: Tả Phù (trái), Trung Đạo (giữa), Hữu Bật (phải) bắc qua hồ Trừng Minh như dải lụa xanh, đưa du khách đến Minh Lâu - một công trình như đột khởi từ quả đồi có tên là Tam Tài Sơn. Minh Lâu là sự thể hiện cách lý giải về vũ trụ và nhân sinh quan của người xưa. Tòa nhà này hình vuông, hai tầng, tám mái, là một biểu trưng của triết học phương Đông.

Photobucket

Minh Lâu nghĩa là lầu sáng, nơi nhà vua suy tư vào những đêm hè trăng thanh gió mát, là nơi đi về của linh hồn tiên đế, là dấu chấm vuông kết thúc một thế giới hữu hạn; là “bộ ngực kiêu hãnh” của “con người” được ví bởi hình dáng của khu lăng. Photobucket

Tường thành kiên cố bao bọc bên ngoài Minh LâuPhotobucket

Hai bên Minh Lâu, về phía sau là hai trụ biểu uy nghi dựng trên Bình Sơn và Thành Sơn mang ý nghĩa nhà vua đã “bình thành công đức” trước khi về cõi vĩnh hằng.

Photobucket

Hoằng Trạch Môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện, mở ra một không gian của hoa lá và mây nước phía sau. Tất cả những công trình mang tính hiện thực dường như dừng lại ở khu vực tẩm điện. Từ đây, bắt đầu một thế giới mới đầy thư nhàn, siêu thoát và vô biên. 17 bậc thềm đá Thanh đưa du khách vào khoảng trời xanh mát bóng cây và ngát thơm mùi hoa dại.

Photobucket Photobucket

Bước qua cầu Thông Minh Chính Trực bắc ngang hồ Tân Nguyệt có 33 bậc tầng cấp đưa du khách vào thăm nơi yên nghỉ của nhà vua, nằm giữa tâm một quả đồi mang tên Khải Trạch Sơn, được giới hạn bởi Bửu Thành hình tròn. Hình tròn này nằm giữa những vòng tròn đồng tâm biểu trưng, được tạo nên từ hồ Tân Nguyệt, La Thành, núi non và đường chân trời như muốn thể hiện khát vọng ôm choàng trái đất và ước muốn làm bá chủ vũ trụ của vị vua quá cố.

Photobucket

Một cái hồ hình trăng non tên là Tân Nguyệt ôm lấy Bửu Thành. Đây là hình ảnh của thế giới vô biên. Hồ hình trăng non ví như yếu tố “Âm” bao bọc, che chở cho yếu tố “Dương” là Bửu Thành - biểu tượng của mặt trời. Kết cấu kiến trúc này thể hiện quan niệm của cổ nhân về sự biến hóa ra muôn vật. Đó là nhân tố tác thành vũ trụ.

Photobucket

Hai bên trục chính của lăng có nhiều công trình phụ đối xứng nhau từng cặp một. Tiếc rằng thời gian và mưa gió đã tàn phá chúng nên ngày nay du khách không còn trông thấy những cung điện, đình tạ xinh xắn nằm thấp thoáng giữa vòm cây, đêm ngày soi bóng xuống mặt hồ trong xanh. Đó là các công trình như Tả Tùng Phòng trên Tịnh Sơn; Hữu Tùng Phòng trên Ý Sơn; Tuần Lộc Hiên trên Đức Hóa Sơn; Linh Phượng Các trên Đạo Thống Sơn; Truy Tư Trai trên Phúc Ấm Sơn; Hư Hoài Tạ trên đảo Trấn Thủy... Photobucket

Thăm lăng Minh Mạng, du khách ngỡ mình lạc vào không gian của hội họa, thi ca và triết học. Sự uy nghiêm, nét tĩnh tại của kiến trúc và khung cảnh gợi tình của thiên nhiên, hoa cỏ thể hiện tính cách nghiêm khắc, tri thức uyên bác và tâm hồn lãng mạn của nhà vua. Hai mươi năm tại vị, Minh Mạng đã đem đến cho giang sơn Đại Nam sự vững mạnh, cho vương nghiệp họ Nguyễn một tiền đồ mới. Và con người đó đã nằm xuống giữa chốn “thiên đường trần gian” đầy tiếng chim hót, hoa đua... với sự thanh thản và mãn nguyện hoàn toàn.

(Bài viết sử dụng tư liệu của TT Bảo tồn Di sản Cố đô Huế)

Cố đô Huế: Lăng Khải Định

Vua Khải Định (1916-1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng xây dựng lăng tẩm, chuẩn bị cho sự “ra đi” của một ông vua vào buổi mạt kỳ của chế độ phong kiến. Bước lên ngai vàng vào giữa tuổi 31, Khải Định say sưa với việc xây dựng cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là Ứng Lăng. Những công trình này làm hao tổn nhiều nhân lực, của cải của binh dân, song đó cũng là những công trình có giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.

Trị vì được một thời gian, vua Khải Định đã lo nghĩ việc tạo dựng sinh phần cho mình. Sau khi tham khảo nhiều tấu trình của các thầy Địa, Khải Định chọn triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) làm vị trí để xây cất lăng mộ. Tọa lạc tại vị trí này, lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ - vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng - thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi: Ứng Lăng.

Toàn cảnh lăng Khải Định có một cái gì đó vừa quen, vừa lạ. Tổng thể của lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao với 127 bậc cấp như muốn thể hiện khát vọng tự chủ của ông vua bù nhìn này.
Photobucket

Lăng khởi công ngày 4-9-1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn tất. Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy với sự trưng tập nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng... Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động nay của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.

Hai hàng quan văn, quan võ đứng sân chầu trước lăng

Photobucket

Photobucket

Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise...,cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu... để kiến thiết công trình. So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có một diện tích rất khiêm tốn: 117m x 48,5m nhưng cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Người đời sau thường đặt lăng Khải Định ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng... tạo ra từ phong cách kiến trúc.

Photobucket

Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể: những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ; trụ biểu dạng stoupa của nhà Phật; hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu; Photobucket

nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể...

Photobucket

Tháp cao ảnh hưởng bởi kiến trúc của văn hóa Ân Độ giáo.

Photobucket

Sự giao thoa văn hóa đông tây cùng với cá tính Khải Định thể hiện qua việc xây lăng làm cho tính văn hóa nghệ thuật truyền thống bị xóa mờ nhưng mở ra một cái nhìn mới, một phong cách kiến trúc mới. Photobucket

Chỉ có thể nói là "mới lạ" chứ khó có thể nói là "văn hóa" hay không? Cái này tùy thuộc vào quan điểm của từng cá nhân. "Ôn cố tri tân" hay "tống cựu nghênh tân" vẫn là vấn đề tranh cãi xưa nay.

Photobucket

May thay! Ý muốn kỳ quặc của ông vua ngông nghênh đó đã không bị bê nguyên xi vào trong kiến trúc. Bằng óc thông minh, sự chọn lọc tinh tế và đôi tay tài hoa khéo léo, người thợ Việt Nam đã tạo cho công trình những tuyệt tác nghệ thuật.


Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất là kiến trúc chính của lăng, nơi mà tài hoa của những người thợ được phô diễn, gởi gắm. Photobucket

Cung Photobucket

Toàn bộ nội thất của 3 gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện...

Photobucket

Những vật liệu cứng, biệt lập, qua bàn tay vàng khéo léo của các nghệ nhân đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật mềm mại, sống động và vô cùng rực rỡ.

Photobucket

Những họa hình trong cung bằng sành, sứ đều được những người nghệ nhân tài hoa thực hiện hết sức công phu và tỉ mỉ.

Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket

Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tánh, tác giả của 3 bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất Việt Nam được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định.

Photobucket

Con người sinh ra có ai là không chết, nhưng lưu danh thiên cổ hay tội nhân thiên cổ mới là điều đáng nghĩ. Nhắc tới Khải Định, người đời sau phỉ báng nhiều hơn kính ngưỡng. Mỗi ngày trôi qua, măt trời mọc rồi lặn nhưng Khải Định chỉ mãi là mảng tối trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.Photobucket

Cho dù bị lên án dưới nhiều góc độ khác nhau, lăng Khải Định đích thực là một công trình có giá trị về mặt nghệ thuật và kiến trúc. Nó làm phong phú và đa dạng thêm quần thể lăng tẩm ở Huế, xứng đáng với đôi câu đối đề trước Tả Trực Phòng trong lăng:
"Tứ diện hiến kỳ quan, phong cảnh biệt khai vũ trụ.
Ức niên chung vượng khí, giang sơn trường hộ trừ tư.
(Bốn mặt đều là kỳ quan, phong cảnh mở ra một vũ trụ biệt lập.
Muôn năm hun đúc nên vượng khí, núi sông giúp đỡ mãi hoài)."

Và một lần nữa với quan điểm cá nhân; lăng Khải Định đích thực là một công trình có giá trị về mặt nghệ thuật và kiến trúc còn về giá trị nhân văn, văn hóa dân tộc và niềm tự hào kính ngưỡng dành cho vị vua ít công nhiều tội này chỉ như ánh hoàng hôn chực tắt.

(Bài viết sử dụng tư liệu từ website của TT bảo tồn di sản Cố đô Huế)

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2008

Cố Đô Huế: Lăng Tự Đức

Mấy lần trước ra Huế nhưng chưa có dịp đi các lăng nên lần này phải làm một chuyến khám phá để phần nào hiểu về cuộc sống chốn cấm cung xưa của các đế vương Việt Nam. Nơi đầu tiên đến trong chặng đượng kháp phá là lăng Vua Tự Đức.

Với 36 năm trị vì, Tự Đức là ông vua tại vị lâu nhất trong số 13 vua nhà Nguyễn. Ông tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con trai thứ hai của vua Thiệu Trị. Theo luật thế tập của chế độ phong kiến, lẽ ra anh trai ông là Hồng Bảo mới là người nối ngôi. Nhưng do tài năng thấp kém, tính khí ngông nghênh nên Hồng Bảo bị vua cha phế truất khỏi ngôi Tiềm để, Hồng Nhậm được đưa lên ngai vàng trở thành vua Tự Đức - một vị vua, một nhà thơ hiền lành, thương dân, yêu nước nhưng thể chất yếu đuối, tính cách có phần bạc nhược và bi quan.


Lăng Tự Đức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Ông vua thi sĩ Tự Đức (1848-1883) đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở thích và nguyện vọng của con người có học vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất trong hàng vua chúa nhà Nguyễn. Lăng tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế).


Làm vua trong bối cảnh xã hội khó khăn, bên ngoài giặc ngoại xâm tấn công, bên trong huynh đệ lục đục giành nhau ngôi báu, bản thân nhà vua lại đau ốm, bệnh hoạn nên không có con. Tự Đức quả là một số phận của những bi kịch éo le. Để trốn tránh cuộc đời khắc nghiệt đó, Tự Đức cho xây dựng khu lăng tẩm này như một hành cung thứ hai để tiêu sầu và phòng lúc “ra đi bất chợt”, bởi như vua từng nói: “người khỏe còn lo chuyện bất thường huống chi kẻ yếu!” (Khiêm Cung Ký) .

Khi mới khởi công xây dựng, vua Tự Đức lấy tên Vạn Niên Cơ đặt cho công trình. Nhưng sau khởi nghĩa Chày Vôi do anh em Đoàn Hữu Trưng khởi xướng, vua cho đổi tên thành Khiêm Cung, sau khi vua mất gọi là Khiêm Lăng.

Gần 50 công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi. Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần, du khách đi trên con đường chính dẫn vào khu vực điện thờ, nơi trước đây là chỗ nghỉ ngơi, giải trí của vua.

Thoạt tiên là Chí Khiêm Đường ở phía trái, nơi thờ các bà vợ vua. Nay cổng vào lạnh lẽo điêu tàn.




Photobucket Lối đi vào thẳng miếu thở, đặt bài vị các vợ vua Tự Đức, khung cảnh thật yên tĩnh nhưng quạnh quẽ đìu hiu. Photobucket
Đền thờ đã đổ nát, khói lạnh hương tàn, mạng nhện giăng khắp nơi, dăm đài gỗ chống đở để ngôi đền không sụp đổ.

Photobucket
Bản Chí Khiêm Đường vẫn còn nguyên (không biết thật hay giả).hix

Photobucket
Hai bên miếu đặt bài vị những bà vợ của vua Tự Đức, tất cả chỉ là đổ nát, dăm bài vị sứt mẻ lăn lóc. Than ôi! một thời vàng son, son phấn lụa là còn đâu.

Photobucket Photobucket
Cây cổ thụ già kẻ chứng giám cho sự tàn phá của thời gian và của con người.

Photobucket

Tiếp đến là 3 dãy tam cấp bằng đá Thanh dẫn vào Khiêm Cung Môn - một công trình hai tầng dạng vọng lâu


Photobucket

Bên trong Khiêm Cung Môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến đây. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu.

Photobucket Photobucket

Dãy hành lang phía sau điện Hòa Khiêm. Đẹp lạnh lùng.


Photobucket

Hai bên tả, hữu là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho các quan văn võ theo hầu.

Photobucket Photobucket Photobucket
Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, xưa là chỗ nghỉ ngơi của vua, về sau được dùng để thờ vong linh bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức.

Photobucket
Hàng cửa trước Điện Lương Khiêm.Các ô cửa đã thay bằng cửa kính. Không rõ ngày xưa thế nào.

Photobucket
Ngai vàng của ấu chúa

Photobucket

Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đường - nơi cất đồ ngự dụng. Đặc biệt, phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xem hát, được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn. Có một hành lang từ điện Ôn Khiêm dẫn ra Trì Khiêm Viện và Y Khiêm Viện là chỗ ở của các cung phi theo hầu nhà vua, ngay cả khi vua còn sống cũng như khi vua đã chết. Cạnh đó là Tùng Khiêm Viện, Dung Khiêm Viện và vườn nuôi nai của vua.



Đối điện với Khiêm Cung Môn là hồ Lưu Khiêm, nguyên là một con suối nhỏ chảy trong khu vực lăng, được đào rộng thành hồ. Đó là yếu tố “minh đường” để “tụ thủy”, “tích phúc”, đồng thời là nơi để thả hoa sen tạo cảnh.


Photobucket Giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm với những mảnh đất trồng hoa và những hang nhỏ để nuôi thú hiếm. Trên hồ Lưu Khiêm có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách... Ba cây cầu Tuần Khiêm, Tiễn Khiêm và Do Khiêm bắt qua hồ dẫn người ta đến đồi thông bạt ngàn và đảo xanh ngát hương cỏ hoa, như đưa họ sang thế giới thần tiên, mộng ảo ngay giữa chốn đời thường.


Ra khỏi khu vực tẩm điện, du khách theo con đường quanh co dẫn sang khu lăng mộ. Ngay sau Bái Đình với hai hàng tượng quan viên văn võ uy nghi là Bi Đình với tấm bia bằng đá Thanh nặng 20 tấn có khắc bài “Khiêm Cung Ký” do nhà vua soạn thảo. Tuy có đến 103 bà vợ nhưng Tự Đức không có con nối dõi nên đã viết bài văn bia này thay cho bia “Thánh đức thần công” trong các lăng khác.


Photobucket
Tiếp sau tấm bia kia, hai trụ biểu sừng sững như hai ngọn đuốc tỏa sáng quyền uy và tài đức của nhà vua

Photobucket Photobucket
hồ Tiểu Khiêm hình trăng non đựng nước mưa để linh hồn vua rửa tội,



Photobucket Photobucket

Trải qua mấy trăm năm, sen trong hồ Tiểu Khiêm vẫn nở, tỏa hương ngào ngạt.

Photobucket


Nơi đây là mộ vua Tự Đức, có nhiều giả thuyết cho rằng dưới hầm mộ này không có thi thể của vua mà thi thể của vua được chôn cất ở một nơi nào đó trong khuôn viên lăng rộng 500 ha này. Việc chôn cất như vậy để tránh bị những kẻ trộm đào mộ cũng như kẻ thù khai quật huyệt mộ.


Photobucket
Mộ của hoàng Hậu vua Tự Đức là Lệ Thiên Anh Hoàng Hậu huý Võ Thị, con của Thái Tử Thái Bảo,Đông các đại học sĩ, kiêm quản Quốc Tử Giám sự vụ Võ Xuân Cẩn
Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket
Vua Tự Đức đã nằm xuống giữa một không gian của thơ và nhạc, của sự yên bình trong tổng thể kiến trúc trác tuyệt về nghệ thuật xây dựng lăng tẩm thời Nguyễn. Người đời sau mỗi khi đứng trước khung cảnh thơ mộng này, ai cũng nghĩ đến một câu thơ đề tặng “ngôi nhà vĩnh cửu” của vua Tự Đức với sự tâm đắc, ngưỡng mộ:

“Tứ bề núi phủ mây phong, Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng Vạn Niên”.


Dạo lăng trong buổi trưa nắng chói chang, mồ hôi mướt mặt, chân tay rã rời, ngồi nghỉ bên hồ Lưu Khiêm, chợt nghĩ về sốphận những người dân phu xây lăng, phải làm việc quần quật, phải chịu đón roi, và cuối cùng chết trong im lặng ,tức tưởi và uất hận. 500ha rộng lớn này có đủ chứa oan khuất của bao con người vô tội.

Chợt nhớ đến khúc bi ca:

"Mộng bá vương ai người quyết định,

lẽ thịnh suy há chẳng có nguyên nhân,

.....

Tụ tán nhờ có duyên,

li biệt vốn do tình.

Trả món nợ non sông trước mắt,

mặt đời sau thiên hạ luận bình."

(Bài viết sử dụng tư liệu của TT Bảo tồn di tích cố đô Huế)