Thứ Hai, 29 tháng 3, 2010

Sơn La: Thủy điện Sơn La

Ngày 22/2/2010 quỷ và ku Nghĩa đến thăm thủy điện Sơn La, công trình thủy điện mà dự kiến sau khi hoàn thành sẽ là thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, và đây cũng là công trình thủy điện có nhiều lời ra tiếng vào nhất.
Photobucket
Từ trung tâm thành phố Sơn La đi theo quốc lộ 106 theo dòng Nậm Bá khoảng 40 km bạn đến thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Đường vào thủy điện đang còn làm dở dang nên bụi ngập trời, lại thêm cái nóng của gió Lào, nên 2 đứa thật không khác gì 2 cục chả nướng.
Photobucket

Photobucket
Cảnh quang dọc đường nhìn cũng rất "hung hiểm" với những vách đá khổng lồ bị cào xới nham nhở
Photobucket

Qua cầu Ít Ong, rẽ trái chạy thêm 7km bạn sẽ đến với công trình thủy điện Sơn La.
Photobucket
Dể được vào tham quan thủy điện Sơn La bạn nhớ xin giấy phép của công an giám sát công trình thủy điện (trụ sở gần cầu Ít Ong), với giấy phép này bạn mới qua cổng kiểm soát và tiền sâu hơn và thủy điện. Do hiện nay đang xây dựng nên rất hạn chế khu vực tham quan. Nếu đi lung tung bạn sẽ bị giam xe 3 ngày đấy.
Đường chạy vào thủy điện từ cổng kiểm soát đây
Photobucket

Năm 1999, Tập Ðoàn Ðiện Lực Việt Nam (EVN) bắt đầu tiến hành khảo sát để lập dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La. Thủy điện Sơn La là một phần trong hệ thống thủy điện bậc thang trên sông Ðà.
Photobucket

Khi dự án được đệ trình, trên giấy tờ, thủy điện Sơn La trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Ðông Nam Á (hồ chứa nước có diện tích 224 km2, dung tích 9.26 tỉ khối nước, công suất 2 400 MW, sản lượng điện 9.429 tỉ kWh/năm, tổng vốn đầu tư là 42,476 tỉ đồng - khoảng 2.5 tỉ USD).
Photobucket

Ngày 2 tháng 12 năm 2005, công trình thủy điện Sơn La chính thức khởi công tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Việc chặn dòng sông Ðà bắt đầu...

Photobucket

Ðể thực hiện công trình khổng lồ này, phải di dời hàng chục ngàn hộ dân, với hơn 100.000 nhân khẩu, cùng với sự ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân nơi đây. Vô số làng mạc sẽ bị ngập sâu dưới nước, một số con đường cũng sẽ chỉ còn là dĩ vãng.
Photobucket

Công trình được xây dựng ngoài mục đích cung cấp điện còn có những ý nghĩa khác như: chống lũ mùa mưa, chống hạn mùa khô cho khu vực đồng bằng bắc bộ
Photobucket

Giữa bạt ngàn xanh núi rừng một công trường vĩ đại vẫn nhộn nhịp đêm ngày.
Photobucket

Đây là khu vực cửa xả chính với 6 cửa.
Photobucket

Các ống xả nước này cực kỳ lớn, mọi người để ý nhìn kỹ sẽ thấy các công nhân xây dựng bé xíu như con kiến. hehe
Photobucket

Còn đây là đập nước lớn nhất và quan trong nhất, đập chính chặn dòng sông để góp phần đảm bảo cho hồ dự trữ rộng 224km2 với 9.2 tỷ m3 nuớc. Đập cao gần 300m. Phải nhìn tận mắt mới thấy hết sự hùng vĩ của đập.
Photobucket

Tháng 9/2008 ban quản lý phát hện có một vết nứt lớn. Sau đó, lại phát hiện thêm một số vết nứt nữa chạy dọc các đập không tràn ở cả hai bên phải và trái (trong thủy điện, có hai loại đập quan trọng: đập chính để giữ nước, đập không tràn để dẫn nước vào hầm ngầm giúp chạy máy phát điện, các đập không tràn được ví như “trái tim của nhà máy phát điện”). Một số vết nứt trên đập không tràn dài đến 30m, trên bề mặt con đập có chiều dài chỉ chừng 100m, một số vết nứt có độ sâu tới 6m trên chiều cao từ 50m-70m, bề ngang các vết nứt được xác định là 1 mm).
Photobucket

Vì đập chưa đưa vào sử dụng nên sự việc không gây tổn thất nghiêm trọng và được ban quản lý lên kế hoạch khắc phục. Hix, nghĩ cảnh lỡ mà nó bể đập một phát là rủi đời con nhạn.
Photobucket

Việc xây dựng thủy điện phải đánh đổi bởi rất nhiều sự hi sinh khác;ảnh hưởng hệ sinh thái động thực vật, đời sống con người, vô số những công trình lớn nhỏ sẽ chìm sâu dưới lòng hồ khi thủy điện chính thức hoạt động. Nơi ngập sâu nhất lên đến 250m.
Photobucket

Một trong những công trình bị biến mất mà để lại nhiều sự tiếc nuối là cầu Hang Tôm bắt ngang dòng sông Nậm Na ngay cửa ngõ vào thị xã Mường Lay, Điện Biên
Photobucket

Hang Tôm là cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam được Pháp xây dựng nối 2 tỉnh Điện Biên & Lai Châu (cũ) bắt ngang dòng sông Đà.

Photobucket

Khi thủy điện Sơn La hoạt động cầu sẽ ngập sâu 20m dưới lòng sông Đà, hiện nay 1 cây cầu Hang Tôm mới đang được xây dựng cách cầu cũ vài trăm m.
Photobucket

Chính vì sự ra đi vĩnh viễn đó mà Hang Tôm vẫn đang là điểm đến yêu thích của dân phượt, của những người đam mê du lịch muốn ghi lại hình ảnh, ký ức của cây cầu vĩ đại một thời. Trong bài viết này quỷ không thích nhắc đến cây cầu mới như chút lòng trân trọng dành cho người bạn Hang Tôm, tuy mới quen nhưng cảm giác rất thân thiết.
Photobucket

Không bao lâu thủy điện sẽ chính thức đi vào hoạt động, mong sao những gì phải "cho" sẽ tương xứng với những gì được "nhận". Bởi những  điều đó sẽ góp phần cho sự tin tưởng vào những thay đổi sẽ tốt đẹp và có giá trị hơn.
Photobucket




8 nhận xét:




  1.  
     



    TUNG TĂNG ….CHÚC NGÀY VUI , ẤM ÁP NÀ ! hichic

    Trả lờiXóa
  2. nhìn hoài ko thấy người ở đâu! chắc nhỏ quá!

    Trả lờiXóa
  3. Chưa từng được thấy tận mắt, không ngờ hùng vĩ và đẹp thật đó, sao bạn có thể chụp được những tâm hình đẹp thế nhỉ?

    Trả lờiXóa
  4. anh ơi! còn nữa, bữa trưa nhẹ với những quả mận và bánh oreo tại thủy điện, gió lộng thật thích!

    Trả lờiXóa
  5. Phải biết hi sinh vài thứ để được nhiều thứ thì cũng nên, ông à. Tôi cũng đã từng trãi qua những ngày tháng ở Thủy điện nên biết rất rõ nỗi cực khổ của những công nhân ngành điện. Mọi người hay la ó ngành điện này nọ nhưng k biết rằng tất cả những công nhân ngành điện đã nỗ lực rất lớn để phục vụ cho đất nước. Âu, đó cũng là nỗi buồn để giúp người ăn cơm ngành điện phải càng nỗ lực hơn.

    Trả lờiXóa
  6. Không thể tưởng tượng, cái đập bê tông nó lớn quá trời luôn.
    Rồi đây bạn Hang Tôm của Quỷ sẽ đi vào lịch sử, không, đi vào dĩ vãng chứ.

    Trả lờiXóa
  7. Cầu Hang Tôm cũ là cầu dây võng chứ ko fai dây văng bạn ah

    Trả lờiXóa