Vẫn nhớ hồi còn đó khi học bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng với những câu thơ như:
"Sông Mã Xa rồi Tây Tiến ơi", "Mai Châu Mùa em thơm nếp xôi"... là lại mơ ước một lần được đến các địa danh này, hồi đó lại sưu tập tem có được bộ tem Đường dây điện Bắc Nam 500Kv lại mơ ước được chiêm ngưỡng thủy điện Hòa Bình. Chuyến đi này những ước mơ đó đều thành sự thật. Điểm đầu tiên quỷ đến trong chuyến hành trình là thủy điện Hòa Bình.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng ở hạ lưu Sông Đà thuộc hồ Hòa Bình. hiện nay Thủy điện Hòa Bình vẫn là công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam (sau khi hoàn thành thủy điện Sơn La sẽ là công trình lớn nhất, quỷ sẽ viết về thủy điện Sơn La ở những bài sau).
Thủy điện được xây 6/11/1979 và khánh thành 20/12/1994. Là nguồn cung cấp điện lớn nhất cho Việt Nam với tổng sản lượng khoảng 8.16 tỷ Kwh/năm
Thành phố Hòa Bình bình yên bên cạnh dòng Sông Đà.
Thủy điện nằm trong TP HB, từ TP bạn chạy khoảng 3 km là sẽ thấy đập xã nước thủy điện hùng vĩ hiện ra trước mắt.
Trước đây việc tham quan thủy điện bị cấm song hiện nay đã thuận tiện hơn rất nhiều, hầu hết các công trình đều được cho phép tham quan du lịch, trừ khu nhà máy, các tổ tuabin thì cần phải "quen biết" một chút.
Đường vào hầm xuyên núi ở thủy điện Hòa Bình
Ngay cửa hầm có khắc hình kỷ niệm tình hữu nghị Việt Xô của Việt Nam để cảm ơn LX đã giúp VN xây dựng thủy điện.
Trong hầm.
Qua hầm là đến khu nhà điều hành ngay đây.
Đập chính của thủy điện có chức năng giữ nước mùa hạn và xả lũ mùa mưa. Đập dài 734m, cao 128m nhưng không thấm vào đâu so với Đập thủy điện Sơn La cao gần 300m
Đây là phần đập nước phía trước lối vào nhà máy, mùa này ít nước nên cạn trơ.
Nhìn cảnh này quỷ liên tưởng đến công trình Ai Cập cổ đại, sao giống giống. Tiếc là không có người đứng để mọi người có thể so sánh và cảm nhận được sự vĩ đại của công trình.
Nước xả từ đập tràn sẽ chảy tiếp qua thành phố Hòa Bình, cung cấp nước cho phần hạ lưu,
Thỉnh thoảng lại thấy một chiếc ghe nhỏ đi dũ lưới bắt cá, ở đây rất nhiều cá nhất là cá lăn, cá chim, cá bóng. Đến Hòa Bình bạn sẽ được nghe giới thiệu đặc sản nơi đây với câu: "Lợn núi đá, cá sông Đà".
Cảnh quan nhộn nhịp ở bến thuyền đền Chúa thác bờ
Có truyền thuyết về đền Chúa thác bờ như sau: Vua Lê Thái Tổ từng đến vùng đất này dẹp loạn Đèo Cát Hãn. Tương truyền, giúp vua và binh lính vượt qua ba trăm ghềnh thác hiểm trở ròng rã nhiều ngày, có bà Đinh Thị Vân, người Mường ở Hào Tráng và một bà người Dao ở Vầy Nưa lo liệu quân lương, thuyền mảng. Khi hai bà mất, vua Lê Lợi truy phong công trạng, ban chiếu cho dân lập đền thờ. Đền ấy gọi đền Thác Bờ.
Dưới lòng hồ, đoạn ngang giữa Thác Bờ, từng có ngôi đền ấy trên núi đá. Chính quyền và nhân dân địa phương đã dựng lại đền trên đất không ngập nước. Nay muốn thăm đền thờ bà người Dao, khách tìm đến bờ trái sông Đà, lên đỉnh đồi Hang Thầu thuộc xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Còn thăm đền thờ bà người Mường, thì theo đường bên phải sông Đà, trên đỉnh đồi thuộc xã Thung Nai, huyện Kỳ Sơn
Vừa đến nơi ngày bến thuyền đã có rất nhiều người dân bán các loại cá đánh bắt ở đây, như cá Lăn, cá chim...
Sau mỗi lần nhảy múa cúng bà xong đồng sẽ ban phước cho mọi người bằng cách tung tiền, không biết ở đâu mà đồng lắm tiền thật, trong thời gian quỷ đứng xem khoảng 30p thì đồng tung khoảng 5 xấp tiền 5000. 5 xấp tiền 1000, khoảng 50 tờ 50.000, 50 tờ 100.000.
Từ sân đền nhìn xuống hồ cảnh tượng thật hữu tình
Hai cô bé này vừa xin được xăm thế là chăm chú đọc lời giải, say mê đến nỗi quỷ đứng sau đọc ké cũng hem biết. kaka. Xăm ghi rằng: số con thì muốn hạnh phúc phải lấy anh nào đọc lén xăm này vì bao nhiêu cái khổ của con sẽ đổ hết lên đầu anh ấy. kakaka
"Sông Mã Xa rồi Tây Tiến ơi", "Mai Châu Mùa em thơm nếp xôi"... là lại mơ ước một lần được đến các địa danh này, hồi đó lại sưu tập tem có được bộ tem Đường dây điện Bắc Nam 500Kv lại mơ ước được chiêm ngưỡng thủy điện Hòa Bình. Chuyến đi này những ước mơ đó đều thành sự thật. Điểm đầu tiên quỷ đến trong chuyến hành trình là thủy điện Hòa Bình.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng ở hạ lưu Sông Đà thuộc hồ Hòa Bình. hiện nay Thủy điện Hòa Bình vẫn là công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam (sau khi hoàn thành thủy điện Sơn La sẽ là công trình lớn nhất, quỷ sẽ viết về thủy điện Sơn La ở những bài sau).
Thủy điện được xây 6/11/1979 và khánh thành 20/12/1994. Là nguồn cung cấp điện lớn nhất cho Việt Nam với tổng sản lượng khoảng 8.16 tỷ Kwh/năm
Thành phố Hòa Bình bình yên bên cạnh dòng Sông Đà.
Thủy điện nằm trong TP HB, từ TP bạn chạy khoảng 3 km là sẽ thấy đập xã nước thủy điện hùng vĩ hiện ra trước mắt.
Để xây dựng công trình này nhà nước đã phải di dời 4596 hộ dân hơn 19.000 nhân khẩu. Ngoài ra còn rất nhiều công trình đã xây dựng trước đây phải vĩnh viễn nằm dưới lòng sông Đà. Từ mặt đường lộ bạn có thể đi theo những con đường nhỏ chạy xuống lòng hồ.
Trước đây việc tham quan thủy điện bị cấm song hiện nay đã thuận tiện hơn rất nhiều, hầu hết các công trình đều được cho phép tham quan du lịch, trừ khu nhà máy, các tổ tuabin thì cần phải "quen biết" một chút.
Đường vào hầm xuyên núi ở thủy điện Hòa Bình
Ngay cửa hầm có khắc hình kỷ niệm tình hữu nghị Việt Xô của Việt Nam để cảm ơn LX đã giúp VN xây dựng thủy điện.
Trong hầm.
Qua hầm là đến khu nhà điều hành ngay đây.
Đập chính của thủy điện có chức năng giữ nước mùa hạn và xả lũ mùa mưa. Đập dài 734m, cao 128m nhưng không thấm vào đâu so với Đập thủy điện Sơn La cao gần 300m
Vào những mùa mưa lũ nước trong hồ dâng cao đến 120m, cách mặt đập khoảng 8m. Lúc đó dung tích nước chứa trong hồ sẽ khoảng 9 tỷm3, một con số thật sự ấn tượng.
Khi quỷ đến thủy điện đang trong mùa thiếu nước nên cảnh quan không đẹp lắm, chứ đến gặp mùa mưa xả lũ chắc khung cảnh sẽ hùng vĩ hơn rất nhiều.
Đây là phần đập nước phía trước lối vào nhà máy, mùa này ít nước nên cạn trơ.
Nhìn cảnh này quỷ liên tưởng đến công trình Ai Cập cổ đại, sao giống giống. Tiếc là không có người đứng để mọi người có thể so sánh và cảm nhận được sự vĩ đại của công trình.
Nước xả từ đập tràn sẽ chảy tiếp qua thành phố Hòa Bình, cung cấp nước cho phần hạ lưu,
Thủy điện có 6 cửa xả, nước từ đây sẽ đảm bảo cho khu vực đồng bằng trung du bắc bộ có đủ lượng cần thiết cho việc chống hạn ở vùng châu thổ Sông Hồng (Sông Đà là một phụ lưu chính của Sông Hồng)
Trời cũng đã về chiều, nhiệt độ lúc này khoảng 15oC và gió lạnh, hồ thủy điện rộng mênh mông trải tầm mắt, xa xa là những đảo nhỏ nhấp nhô. Khung cảnh thật thanh bình, chút cảm xúc miên man dần lan tỏa.
Cuộc sống ở đây dường như trôi thật chậm, người đàn ông này thong thả ngồi kiểm tra các cần câu, không vội vã, hấp tấp. Thỉnh thoảng lại rít một hơi thuốc rồi nhìn mông lung.
Theo thông tin quỷ tìm hiểu rất kỹ trước khi Hòa Bình là ở sâu trong lòng hồ thủy điện có một khu đền rất nổi tiếng là đền Chúa Thác Bờ, để đi được đến đền phải dùng thuyền với tổng chiều dài khoảng 20km. Ngay buổi chiều đầu tiên khi đến Hòa Bình, quỷ và ku Nghĩa đã đi tìm thông tin, may sao hỏi được đường đến khu bến thuyền. Vậy là yên tâm về nghỉ ngơi để bắt đâu cho chuyến du ngoạn sáng ngày mai.
Sáng hôm sau 7g quỷ & ku Nghĩa có mặt ở bến tàu, không khí cực kỳ nhộn nhịp, rất nhiều người ở khắp nơi cùng đổ về tham gia lễ hội này. Tàu khởi hành. Nhanh chân kiếm một chỗ ngồi thú vị ở đầu mũi và bắt đầu buông lòng cảm nhận.
Sáng hôm sau 7g quỷ & ku Nghĩa có mặt ở bến tàu, không khí cực kỳ nhộn nhịp, rất nhiều người ở khắp nơi cùng đổ về tham gia lễ hội này. Tàu khởi hành. Nhanh chân kiếm một chỗ ngồi thú vị ở đầu mũi và bắt đầu buông lòng cảm nhận.
Trời lúc này thật lạnh, gió lùa thốc vào các lớp áo ấm, thuyền chầm chậm rẽ nước bắt đầu lướt qua những cồn núi nhỏ.
Thỉnh thoảng lại thấy một chiếc ghe nhỏ đi dũ lưới bắt cá, ở đây rất nhiều cá nhất là cá lăn, cá chim, cá bóng. Đến Hòa Bình bạn sẽ được nghe giới thiệu đặc sản nơi đây với câu: "Lợn núi đá, cá sông Đà".
Thuyền càng lúc càng đi sâu vào lòng hồ, hồ rộng mênh mông, theo như cô lái thuyền nói thì đến hơn 200km, bạn có thể đi qua Sơn La bằng đường thủy. lúc này quỷ lại nhớ cảm giác ở Hạ Long.
Những con thuyền chở dòng khách hành hương đi viếng đền Thác bờ, nghe nói đền rất thiêng, hằng năm vào đúng ngày lễ này người dân buôn bán làm ăn ở các tỉnh lân cận, có khi cả từ Nghệ An, Thanh Hóa cũng đi cầu lộc ở đền.
Thật là một cảnh tượng say đắm lòng người,
Non nước mây trời, không gian, thời gian giao hòa cùng con người.
Thuyền chuẩn bị cập bến, tạm lắng đi cảm giác bình yên đón không khí nhộn nhịp của lễ hội ngày đầu xuân.
Cảnh quan nhộn nhịp ở bến thuyền đền Chúa thác bờ
Có truyền thuyết về đền Chúa thác bờ như sau: Vua Lê Thái Tổ từng đến vùng đất này dẹp loạn Đèo Cát Hãn. Tương truyền, giúp vua và binh lính vượt qua ba trăm ghềnh thác hiểm trở ròng rã nhiều ngày, có bà Đinh Thị Vân, người Mường ở Hào Tráng và một bà người Dao ở Vầy Nưa lo liệu quân lương, thuyền mảng. Khi hai bà mất, vua Lê Lợi truy phong công trạng, ban chiếu cho dân lập đền thờ. Đền ấy gọi đền Thác Bờ.
Dưới lòng hồ, đoạn ngang giữa Thác Bờ, từng có ngôi đền ấy trên núi đá. Chính quyền và nhân dân địa phương đã dựng lại đền trên đất không ngập nước. Nay muốn thăm đền thờ bà người Dao, khách tìm đến bờ trái sông Đà, lên đỉnh đồi Hang Thầu thuộc xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Còn thăm đền thờ bà người Mường, thì theo đường bên phải sông Đà, trên đỉnh đồi thuộc xã Thung Nai, huyện Kỳ Sơn
Vừa đến nơi ngày bến thuyền đã có rất nhiều người dân bán các loại cá đánh bắt ở đây, như cá Lăn, cá chim...
Trước giờ quỷ nghe rất nhiều về lên đồng nhưng đây là lần đầu tiên quỷ đuợc xem lên đồng. lên đồng ở đây khác với các nơi khác. Đồng là một cô thiếu nữ rất xinh đẹp, cạnh đó có 3 người hầu đồng, giúp đồng thay đổi quần áo, mũ mão. Đồng sẽ nhập vai ứng với các bà chúa thờ ở đây.
Sau mỗi lần nhảy múa cúng bà xong đồng sẽ ban phước cho mọi người bằng cách tung tiền, không biết ở đâu mà đồng lắm tiền thật, trong thời gian quỷ đứng xem khoảng 30p thì đồng tung khoảng 5 xấp tiền 5000. 5 xấp tiền 1000, khoảng 50 tờ 50.000, 50 tờ 100.000.
Các "anh" hầu đồng thật cũng ấn tượng không kém móng tay sơn đỏ chót, nói năng hành vi cử chỉ cũng rất "lên đồng". Trong ảnh là các "anh" giúp đồng thay đồ. Đồ của đồng cực kỳ công phu và tỉ mỉ, được chuẩn bị chu đáo kỹ càng chứ không qua loa.
Xem một chút thì quỷ ra trước sân đền, không khí ở đây cũng rất náo nhiệt, nhiều người quỳ lạy khấn vái khắp nơi, chỗ này còn bày cả chiếu mâm quả nhờ thầy đọc kinh. Rất nhiều lễ mà quỷ chưa từng thấy có trong nam. Thường thì các đồ hàng mã đều liên quan đến sông nước, tàu thuyền.
Nơi đốt đồ mã lửa cứ ngùn ngụt không ngớt, người đi viếng thay phiên nhau đốt
Từ sân đền nhìn xuống hồ cảnh tượng thật hữu tình
Cảnh quá đẹp, quá lãng mạn luôn. Phải chi có người tui yêu ở đây thì tuyệt quá đi mất. hix.
Hai cô bé này vừa xin được xăm thế là chăm chú đọc lời giải, say mê đến nỗi quỷ đứng sau đọc ké cũng hem biết. kaka. Xăm ghi rằng: số con thì muốn hạnh phúc phải lấy anh nào đọc lén xăm này vì bao nhiêu cái khổ của con sẽ đổ hết lên đầu anh ấy. kakaka
Các dịch vụ dành cho khách tập phương thì tràn ngập không thiếu gì hết, từ bán đồ vàng mã, đến đổi tiền lẻ, ghi sớ, viết điếu. Cái gì cũng có tất.
Đi mệt quá, tìm chỗ nghỉ chân nhìn mấy con cá thèm ơi là thèm. Thế là quỷ & ku Nghĩa mỗi đứa làm 1 tép 5 con. Giá 30k/tép. tính ra rất rẻ vì cá to và ngon và HCM mà ăn thì cho này phải hết trăm nghìn. hehe. Cá lăn ăn với muối hạt dỗi của người Mường là tuyệt cú mèo.
Sau thuyền khởi hành đi thăm một điểm đền nữa, rồi quay về lại bến. Khi đến bến cũng đã 2g chiều. Quỷ và Ku Nghĩa vội thu xếp hành trang để kịp đi Mai Châu đặng mà đêm nay thưởng thức món: "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi".
(Bài viết có sử dụng tư liệu từ internet)
Vài thông tin du lịch Thủy điện Hòa Bình:
- Từ Hà Nội đi Hòa Bình khoảng 75km. Đường dễ đi nhưng cũng xuống cấp phần nào.
- Giá nhà nghỉ ở Hòa Bình khoảng 100.000-120.000/đêm/2 người. Có nước nóng, tivi đầy đủ.
-Giá ăn uống ở Hòa Bình bình thường không rẻ hơn Sài Gòn là mấy.
- Đi thủy điện Hòa Bình: Chạy thẳng theo đường trung tâm thanh phố đến cuối đường rẻ phải là đường vào thủy điện khoảng 3km, rẽ trái đi Sơn la.
-Các điểm tham quan ở Thủy điện: đập xả nước, nhà máy thủy điện, hồ thủy điện, tượng đài Bác Hồ, nhà lưu niệm thủy điện, đền tưởng niệm những người hi sinh cho thủy điện.
- Du lịch đền Thác bờ: Vào thủy điện hỏi người dân đường ra bến thuyền. Giá 1 người là 50k/1 lượt đi về. Bao hết thuyền là 750k. Nếu thuê thuyền đi thẳng Sơn La (khoảng 200km) là 3.5 triệu. Thuyền khởi hành lúc 7g sáng. Số điện thoại tham khảo: Cô Lợi 0915915187.
- Trong khu lòng hồ rất rộng có những bản làng người Mường, có thể ghé tham quan tìm hiểu. Cảnh đẹp đi khoảng 1 ngày là đủ.
(Bài viết có sử dụng tư liệu từ internet)
Vài thông tin du lịch Thủy điện Hòa Bình:
- Từ Hà Nội đi Hòa Bình khoảng 75km. Đường dễ đi nhưng cũng xuống cấp phần nào.
- Giá nhà nghỉ ở Hòa Bình khoảng 100.000-120.000/đêm/2 người. Có nước nóng, tivi đầy đủ.
-Giá ăn uống ở Hòa Bình bình thường không rẻ hơn Sài Gòn là mấy.
- Đi thủy điện Hòa Bình: Chạy thẳng theo đường trung tâm thanh phố đến cuối đường rẻ phải là đường vào thủy điện khoảng 3km, rẽ trái đi Sơn la.
-Các điểm tham quan ở Thủy điện: đập xả nước, nhà máy thủy điện, hồ thủy điện, tượng đài Bác Hồ, nhà lưu niệm thủy điện, đền tưởng niệm những người hi sinh cho thủy điện.
- Du lịch đền Thác bờ: Vào thủy điện hỏi người dân đường ra bến thuyền. Giá 1 người là 50k/1 lượt đi về. Bao hết thuyền là 750k. Nếu thuê thuyền đi thẳng Sơn La (khoảng 200km) là 3.5 triệu. Thuyền khởi hành lúc 7g sáng. Số điện thoại tham khảo: Cô Lợi 0915915187.
- Trong khu lòng hồ rất rộng có những bản làng người Mường, có thể ghé tham quan tìm hiểu. Cảnh đẹp đi khoảng 1 ngày là đủ.
Nhiều thứ mới lạ quá. Thật ấn tượng. Thích nhất là dàn cá nướng, chẹp chẹp
Trả lờiXóanhìn cảnh sông nước lại nhớ "liên miên bất tận, sầu không lối về"...
Trả lờiXóamà hình như cá này là cá lăng chứ đâu phải cá lăn phải không anh ?!?
Tuyệt! ^.^
Trả lờiXóa@smalllion: lộn chút xíu mà làm dữ quá. hix. uh. cá lăng:d
Trả lờiXóathích quá!
Trả lờiXóacá lăng ngon ngon
Trả lờiXóaGì chứ lên đồng thì mình xem rất nhiều lần rồi....Ngồi xem vừa được nghe hát chầu văn vừa được tiền lì xì nữa....
Trả lờiXóaVới dân miền nam như quỷ thì rất đặc sắc. Đúng là mỗi vùng miền có những nét văn hóa riêng, đi nhiều mới thấy: "Bể học mênh mông, quay đầu là bờ" kaka
Trả lờiXóaiP nhớ hạt dỗi (hay rỗi???) của người Mường ghê, thơm thơm mùi xá xị :D. Có lần đi HB ăn lợn Mường làm 4-5 món chấm muối trộn hạt này ăn, thèm đến giờ chưa có dịp ăn lại.
Trả lờiXóaĐúng rồi, muối hạt dỗi của người Mường đó pooh.
Trả lờiXóaLà hùng vĩ và hữu tình! Tây Bắc có cái hùng vĩ mà miền Tây, miền Nam và cả miền Trung hiếm gặp.
Trả lờiXóachính xác là hạt dổi các bạn ạ, ngoài cá suối nướng còn có thịt gà bọc lá chuối lùi vào tro nóng, thị gà nấu măng chua (có cho hạt dổi vào), cá hấp cách thủy, gỏi cá ăn với rau rừng (tên chính xác rau phải dùng tiếng anh là rau close mới chuẩn), v.v và v.v còn nhiều lắm :))
Trả lờiXóanói đến thực thì cũng phải kể đến ẩm mới đủ bộ ẩm thực, ẩm thì chủ yếu là rượu - rượu sắn, rượu gạo, rượu cần, rượu mật gấu, rượu sơn dương, rượu sữa ong rừng....
Trả lờiXóaqua món ẩm thực thì đến văn hóa, người miền xuôi khi lên với vùng Tây bắc cũng rất thích tìm hiểu văn hóa của cư dân tây bắc, nếu dân tộc Thái ở SơnLa, Lai Châu có múa sạp, dân tộc H'Mông ở SaPa- Lào Cai có Múa khèn, có chợ tình, dân tộc Dao có ném còn tìm bạn thì dân tộc Mường có "ngủ thăm", lên với người Mường ở Tây bắc là nên tìm hiểu phong tục "ngủ thăm" của người Mường, bác nào có dịp thì tìm hiểu nhé :D
Chúc bác bác có trải nghiệm thú vị khi tìm hiểu các phong tục của các dân tộc thiểu số trên khắp vùng miền của Việt Nam !
Cảm ơn thông tin của bạn rất nhiều, rất thú vị.:)
Trả lờiXóatrông thích thật đấy. nhưng m chỉ sợ chết đuối thui. hj
Trả lờiXóakhông bơi là được. :)
Trả lờiXóamình là một người con của quê hương Hoà Bình.Mình rất yêu nơi này. Hãy đến với Hoà Bình, rất nhiều điều thú vị đang chờ đón các bạn.he
Trả lờiXóa