Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010

Bảo Lộc - Nơi trở về của người mới đến!

(Bài này quỷ lụm bên blog của kynhongcon, hôm rùi quỷ và kynhongcon về Bảo Lộc chơi, chia sẻ với mọi người cái nhìn về quê hương quỷ trong mắt người phương xa. Quỷ copy có một phần thôi, mọi người xem thêm bên blog kynhongcon nhé. Để nhà cửa đông vui xóm giềng có nhau.)

Cách đây mấy tuần kynhong vừa đi làng muối ở Cần Giờ cháy đen khét lẹt, về lại gặp Sài Gòn lúc nào cũng nóng còn hơn cả người mình lúc sốt nên quyết định dụ dỗ ông Quỉ dẫn về Bảo Lộc thân thương của ổng vi vu.

Ông Quỷ lớn tuổi khó tánh quá nên dụ mãi đến gần ngày dự định đi ổng mới chịu đi, kết quả là Phương Trang em từ chối vì hết chỗ và Thành Bưởi anh cười trừ vì không có chuyến; Thế là hai đứa vù xe máy chạy thẳng về Bảo Lộc. Đường đi cũng không xa ngoại trừ có vài chỗ làm đường và đèo Bảo Lộc đang nâng cấp, nên khi về tới nhà, Quỉ anh xách búa đập vào người là bụi rớt lộp độp thành từng mảng. :D

Sáng hôm sau mở mắt ra lúc 7h12',qua loa qua loa mấy vụ vệ sinh buổi sáng xong  cũng 7h30' rồi cùng anh Quỉ đi ăn sáng. Điểm được chọn là Bún bò Hải Hà Quán, quán này đã "lừng danh" được mấy chục năm rồi. Đặc biệt là cuối quán có chưng nguyên một dàn máy hát đĩa và một bộ loa của thế kỉ trước (chắc chỉ có ở Bảo Lộc mới có vụ ăn bún nghe nhạc :D), kynhong mê lắm lắm luôn mà lúc đó đang tăm tia về chuẩn bị đi nên quên chụp lại mất.
Điểm đến đầu
tiên là những con đường nắng gió của
thị xã ( vừa được lên thành phố tháng 4-2010 nhưng vẫn thích gọi thị xã cho thân thương).

Photobucket
Đang đi trên đường chợt thấy thấp thoáng ở nhà dân bên đường  có cái dàn này phơi trước cửa, kynhong thấy lạ lùng quá nên bắt a Quỉ sà vào ngay. Qua điều tra được biết đây là nhà của cô Vũ số 63 thôn 13 ĐamB'ri - Hòa Lộc, còn "cái dàn ngộ ngộ" kia là

Photobucket
những nong kén tằm do nhà cô Vũ nuôi. Nuôi tằm có 3 mùa là Xuân (tháng 2 đến tháng 5), Hạ (tháng 5 đến tháng 8),Thu (tháng 9 đến tháng 11). May mắn là kynhong về đây ngay cuối tháng 5 là lúc tằm làm kén nên mới thấy được hình ảnh thú vị này, làm kynhong nhớ câu thơ: "Nhện kia giăng lưới bắt ruồi, thấy tằm kéo kén vừa cười vừa chê..."

Photobucket
Sau một quá trình nuôi tằm thì tằm sẽ làm kén trên né (kynhong không rõ đây là né hình "W" hay là cái nong? Ai biết chỉ giùm kynhong nghe) và người nuôi tằm sẽ chọn loại bỏ những kén mỏng, thủng đầu hay hư hỏng...

Photobucket
Cô Vũ chỉ nuôi đến khi tằm kéo kén xong là bán lại cho các xí nghiệp lớn để tiếp tục quá trình làm tơ. Giá của mỗi kén tằm là 90 nghìn. Lúc kynhong đến thì nhà cô Vũ còn khoảng 6 - 8 nong tằm đang phơi sấy bằng nắng ngoài vườn chờ xí nghiệp đến thu mua.

Photobucket
Và đây là "chủ nhân" tạo nên kén tằm nhưng đã tẩu thoát ra ngoài.
Nếu theo lời Lý Thương Ẩn:
"Xuân tằm đáo tử ty phương tận.
(Tằm kia chết hết nhả tơ, nến kia cháy hết mới khô lệ sầu)
Lạp chúc thành hôi lệ thuỷ can"  thì chắc em tằm này  chưa nhả hết tơ nên còn sống dung dăng đến giờ!. :D

Photobucket
Xe tiếp tục lướt nhanh qua những đồi trà, rừng thông rồi đến Tu Viện Bát Nhã. Trong thời gian vừa qua tu viện này là "bể khổ" của nhiều "thiện nam tín nữ" muốn kiếm nơi "tu thành chánh quả " (trên báo đài đăng nhiều vụ lục đục nội bộ lẫn ngoại bộ nên kynhong chỉ  dũ bỏ lòng trần mà vãn cảnh thôi. :d


Photobucket
Trong lúc tham quan chùa thì phát hiện ra cái hoa này, hoa này có mấy cái quả bên trong nữa. Ai biết đây là hoa gì thì cho kynhong biết với nhé!


Photobucket
Và chụp được em ve này đang kêu hè hè hè!
Nói tính ra thì em ve này có vẻ hợp với sự trầm tĩnh của tu viện hơn là các thầy.Các thầy ở đây chắc là do ở gần đường (hơi) lớn nên cũng gần gũi với du khách hơn là các chùa khác; Thấy kynhong cầm máy ảnh chụp chụp thì cũng đứng từ trên lan can vọng cười cười nói nói giả lả, giả lả, sau đó thì đi như bay qua căn tháp kế bên nói chuyện đùa cợt với vài chú tiểu khác. Kynhong không dám lạm bàn nhiều chuyện ni.


Photobucket
Điểm dừng thú vị của hành trình là chùa Đăng Đừng.Theo kynhong biết, chùa do một vị tu sĩ của Bát Nhã Tu Viện lập ra bởi người muốn "xa lánh cõi trần" sau nhiều biến cố của tu viện. Trước chùa tên là Đăng Đừng do lấy tên Buôn Đăng Đừng ở đây, trước cổng chùa có tượng phật A Di Đà rất lớn nên phật tử viếng thăm thường gọi là chùa A Di Đà, lâu dần rồi quen nên giữ tên gọi này để những người đến dâng hương dễ tìm đến.


Photobucket
Vừa bước qua cổng chùa là thấy ngay một khung cảnh mát rượi cây xanh, men theo lối vào là hai hàng phong linh bằng tre.

Photobucket
Phong linh này được làm hoàn toàn bằng ống tre và do những chú tiểu trong chùa làm nên kynhong chắc chắn rằng bạn không thể tìm được một chỗ nào khác có được loại phong linh như thế này. Phong linh được treo khắp mọi nơi trong khuôn viên chùa nên dù cho ở bất kì chỗ kynhong đến đều có thể nghe được tiếng lộc cộc của hàng trăm chiếc phong linh. Một âm thanh đặc trưng của núi rừng tây nguyên cho cảm giác yên bình đến lạ kì!


Photobucket
Một điểm thú vị nữa là kiến trúc chùa được kết hợp hài hòa bởi ba trường phái khác nhau: kiến trúc Phật Giáo - Kiến trúc người Châu Mạ - Kiến trúc dân tộc (kiến trúc Lạc Hồng). Thầy Đồng Châu người đã xây dựng ngôi chùa này có tâm niệm rằng: Ngôi chùa nằm ở ngay làng của người Châu Mạ thì " Trước khi bắt người hiểu mình thì mình phải hiểu người".Thế nên ngôi chùa sinh ra đã mang dáng dấp của những ngôi nhà sàn của dân tộc Châu Mạ để người dân có thể dễ dàng mở lòng ra trước cửa Phật.

Photobucket
Do không có kinh phí nhiều nên Chùa chỉ ở mức tươm tất nhưng cảnh quan xung quanh chùa thì không thể nào khiến những người tình cờ đi qua mà không phải dừng chân.


Photobucket
Kynhong bắt được một hình ảnh thú vị, cô bé Mạ đang ngồi chơi một mình trong chùa.
Gần như trong chùa chỉ có người Châu Mạ đến học đạo,tập sự tu hành và cúng bái. Người Kinh hầu như không có ai lui tới một phần vì không biết,một phần vì đường xấu và khá xa xôi.


Photobucket
Rời chùa, thay vì rẽ về thì kynhong và anh quycoctu quyết định đi sâu để khám phá xem còn gì nữa không thì phát hiện ra khu làng của người Châu Mạ. Nhà người Mạ không chỉ có những đặc trưng đáng chú ý mà còn có thể "đại diện" cho nhà của người K'ho, hil trên cao nguyên Lâm Đồng.
Căn nhà to nhất là nhà ở.Nhà sàn cách đất khoảng 40 - 50cm, cao chỉ tầm 2 - 2.5m nên ra vào phải cuối thật thấp mới có thể chui qua cửa được. Hai căn nhà nhỏ bên cạnh là chuồng gà cũng như một bản sao thu nhỏ của nhà ở.
Photobucket
Một chú bé nấp sau cửa lén nhìn kynhong tác nghiệp. Ở khu vực này gần như là hoàn toàn không có người lạ đến tham quan nên người Mạ rất e dè khi có khách đến. Chú bé này và chị của mình đang lấp ló xem kynhong đang làm gì thì mẹ của chú đã ra dắt vào và đóng kín cửa lại.

Photobucket
Đây là chuồng gà, mô tuýp cũng như một ngôi nhà thu nhỏ.Người Mạ còn tận dụng những khoảng sân còn lại trồng bầu, bí nên cũng gần như là tự cung tự cấp.


Photobucket
Còn đây là chuồng "thiên nga đất". :D


Photobucket
Gần "chuồng thiên nga đất" là "nhà của mấy chị phượng hoàng đất".:D
Quan sát kĩ thì bạn sẽ thấy rõ ràng là ở đây người dân chưa có nhà vệ sinh một cách sạch sẽ, họ vẫn sử dụng cây nhà lá vườn làm nơi "thư giãn" mỗi ngày!


Photobucket
Và nhà tình thương không có mái che được xây dựng dành cho hai bạn dê tán tỉnh nhau!


Photobucket
Nghe lời chỉ dẫn của một anh đang thồ hàng trên đường, kynhong và anh quycoctu tiếp tục đi vào trong để tầm chè. Trên đường đi thì cây khô vung vãi, cây xanh trơ gốc.


Photobucket
Những cánh rừng bạc ngàn giờ chỉ xác xơ. Cây lớn cây bé bị hành quyết không thương tiếc và chuẩn bị nhường lại cho những đồi chè tốt tươi. Cứ đà này thì còn đâu: "Cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già - Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi."

 
Photobucket
Những cánh rừng dần rời đi để nhường chỗ cho những nương trà mượt mà...


Photobucket
..để rồi bị "vắt chanh bỏ vỏ" sau khi đã cống hiến hết một đời hương phấn!


Photobucket
Trên đồng trà người ta vẫn còn giữ lại một số rất ít cây lớn rải rác để làm bóng mát nghỉ ngơi buổi trưa. (Cũng may nó còn có lợi chứ không thì: "Anh tiễn em lên đường...)


Photobucket
Đường đi lẫn về đều đẹp vô biên. Mỗi lần xe leo qua một ngọn đồi thì trước mắt lại mở ra những khung cảnh mới đầy mê hoặc lòng người! 


Photobucket
Vô tình kynhong bắt được một ngôi biệt thự cổ từ thời Pháp thuộc. Trên đường này có một dãy biệt thự giống hệt nhau được xây dựng dành cho những sĩ quan Pháp sinh sống.Đến nay thì vẫn có người sinh sống trong các biệt thự đó mặc dù đã đổ nát ít nhiều.

Qua ngày thứ 2, anh Quỷ định sẽ dẫn kynhong đến rừng thông chơi vì nghe "dụ dỗ" là cảnh đẹp như "xứ Hàn", nhưng trước khi đến Bảo Lộc, kynhong có nghe loáng thoáng "thiên hạ đồn đãi" có một điều gì đó mới lạ và hấp dẫn đang ở thác ĐamB'ri vẫy gọi nên đã đổi lịch trình sang thác ĐamB'ri.
(để biết tiếp hồi sau thế nào, xin xem thêm ở đây. kekeke)

15 nhận xét:

  1. kynhong chỉnh màu sao mà mấy bức ảnh nhìn có vẻ buồn buồn lạ?!!!!

    Trả lờiXóa
  2. Nhấn nút like nha !!!
    Hình ảnh quê hương đẹp quá... nhìn dễ thương quá... heheh, thích kiểu đi này quá... mà sao mình hổng có bạn cùng sở thích này nhỉ... tiếc ghê...

    Trả lờiXóa
  3. "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu" mà t2nk5. :)

    Trả lờiXóa
  4. Cũng một chữ "Duyên" mà Tuấn. Rồi cũng có lúc gặp thôi. :D

    Trả lờiXóa
  5. Thấy cảnh đồi trọc, màu xanh của cây. Hix, lại nhớ nhà.

    Trả lờiXóa
  6. "Không khói hoàn hôn cũng nhớ nhà hen" hay là để anh ra sông Sài Gòn kiếm ít củi đốt lên đặng mà "trên sông sóng khói cho buồn lòng ai."kakaka.

    Trả lờiXóa
  7. Rồi, găm gút lại để đó, có cơ hội "trả thù" ha ha ha

    Trả lờiXóa
  8. Hậu trường kynhongcon phải "gian khổ" để có những bức ảnh thú vị chia sẻ với mọi người đây.kekeke

    Trả lờiXóa
  9. WOW...hoá ra BL còn nhiều cảnh đẹp và ấn tượng như thế này đây àh....tuyệt lắm.

    Trả lờiXóa
  10. Trước giờ trong mắt anh Toàn chắc BL buồn lắm đây. :)

    Trả lờiXóa
  11. Toàn huynh hãy thử ghé xem cho biết. Nơi này muội đã và tin những gì Qủy cốc nói, hình ảnh, cảnh vật nhờ tay máy của Qủy cốc đây mà trở nên lung linh hơn. Nói chung B' Lao vẫn tuyệt huynh ạ!

    Trả lờiXóa
  12. von di bloc da mang mot net gi do buon man mac

    Trả lờiXóa
  13. Mỗi lần xem hình về Bảo Lộc của Bạn là cảm xúc lại ùa về. Cám ơn Bạn nhé.

    Trả lờiXóa