Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Đồng Tháp, Tràm Chim: Mùa sếu bay về (Phần 2)

Chúng tôi quyết định dạo chơi săn ảnh các loài chim khác trong lúc chờ đợi.

Tiện săn luôn 2 chú chuồn chuồn Beeline

Chiếc tắc ráng nhè nhẹ tiến sâu vào bàu nước lớn nơi có hàng ngàn chú chim đùa giỡn săn mồi tại đây, để tránh động chúng tôi phải dừng tắc ở rất xa rồi lội nước, người cúi thật thấp quanh mình thì giắt đầy tràm để ngụy trang.


(Ảnh: Anh Hùng - GĐ VQG)

Càng tiến gần hình ảnh càng tuyệt diệu quá đỗi, giữa mênh mông đồng cỏ xanh, vây quanh xa xa là rừng tràm, một bàu nước lớn với hàng ngàn chú cò trắng muốt đang săn cá, rồi vô số các loài khác như diệc, chích cồ, cò xám, cò bợ cùng nô đùa nhảy múa. Âm thanh náo nhiệt vang động cả một góc trời. Bỗng có tiếng động từ xa, cả đàn cũng đồng loạt tung cánh bay lên, ngàn cánh chim chấp chới chao liệng vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ của đất trời phương nam.

(Ảnh: Anh Hùng - GĐ VQG)

Chúng tôi cứ lang thang mãi, lúc nấp, lúc rình, có khi phải ngồi gần nữa giờ đồng hổ để săn ảnh một chú chim, niềm hạnh phúc cứ theo đó mà lớn dần lên.

Sớm tinh mơ hôm sau, tôi và Tư người dẫn đường lại tiếp tục hành trình săn sếu đầu đỏ. Vì không còn nhiều thời gian nên chúng tôi chọn một khu vực để đi, coi như trông chờ vào vận may vậy, đi nhờ xe trâu được một đoạn rồi bắt đầu cuốc bộ, cứ chốc chốc Tư lại lấy ống nhòm quan sát tìm sếu, trời dần lên cao và nắng bắt đầu gắt, nhìn mênh mông đồng cỏ mà thấy nản vô cùng! Bồng nghe Tư thì thầm: “Hình như sếu kìa anh”. Nhìn về phía đó tôi chẳng thấy gì cả ngoài những mênh mông cỏ, nhưng đi chừng 500 mét, thì Tư reo lên: “Đúng rồi anh ơi! Sếu!”. Run run nhìn qua ống nhòm mà tôi như muốn thét lên khi thấy 5 chú sếu đang kiếm ăn.

Tư ở lại và tôi bắt đầu nằm rạp xuống mà bò. Khoảng cách lúc này chừng 1 km.

Với ống tele 840mm của tôi thì để chụp được sếu phải cách khoảng 200m là ít nhất,

đoạn đường 800m cũng thật khủng khiếp, hơi nóng dưới mặt đất bốc lên cùng với cái nắng chang chang đổ trên đầu, mồ hôi ướt đầm mà không dám thở mạnh.

Cứ bò được một đoạn, tôi lại dừng chụp vì chỉ sợ loài chim quý này bất thình lình bay mất. Đến càng gần thì tôi phát hiện có đến 3 bầy với 11 con.

Khoảng cảnh cứ ngắn dần nhưng đến tầm 300m

thì có vẻ bầy sếu cảm thấy có nguy hiểm nên không kiếm ăn nữa mà ngẩn cao đầu quan sát.

Nhưng rồi một tiếng động vang lên từ phía rừng tràm, cả bầy sếu vụt tung cánh bay để lại những quầng đỏ trong ánh Mặt trời. Tôi hối hả chụp ảnh trong tiếc nuối ngẩn ngơ…

Tuy chưa được thấy sếu cắp đôi, sếu múa, sếu “tỏ tình”, nhưng như vậy cũng là quá đủ cho thêm một lần được lưu hình ảnh của loài chim quý này trong tim.

(Ảnh: Anh Hùng - GĐ VQG)

Rời vườn quốc gia tôi vẫn nhớ như in thông điệp đầy ý  nghĩa của anh Hùng: “ Chúng ta hãy bảo vệ sếu”. Sếu là biểu tượng của hòa bình, biểu tượng của sự trường tồn. Là hình ảnh gắn liền với vùng đất Tràm Chim và là sự tự hào của con người Tam Nông, Đồng Tháp.

 

Box: VQG Tràm Chim được công nhận là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới. Đó thật sự là vinh dự lớn cho Tràm Chim nói riêng và Việt Nam nói chung. VQG thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp có tiền thân là Công ty Nông Lâm Ngư Trường ra đời năm 1985,

đến năm 2/1994 thành lập Khu bảo tồn Quốc gia Tràm Chim, và đến 29/12/1998 thành lập VQG Tràm Chim.

Với 7313 ha, VQG là nơi có diện tích đất ngập nước lớn nhất của vùng Đồng Tháp Mười. Vườn gồm 5 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sinh) và thị trấn Tràm Chim.

Ở vườn có 130 loài cá chiếm 40% các loại cá ở  vùng đồng bằng sông Cửu Long với những loài quý  hiếm như: cá hô, cá mè rỗ, nàng lai… Về chim có 232 loài (1 loại chim xanh mới phát hiện chưa công bố) với nhiều loại quý hiếm như: công đất, giang sen, điêng điểng, cò quắm, cò thìa… và đặc biệt là sếu đầu đỏ - biểu tượng của VQG.



Chụp ảnh lưu niệm cùng anh Hùng - Giámđốc Vườn quốc gia Tràm Chim.


Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Đồng Tháp, Tràm Chim: Mùa sếu bay về (Phần 1)

Nghe tin đàn sếu đầu đỏ trở về, chúng tôi vội vã trốn cái nắng gay gắt của sự náo nhiệt phố thị, tìm đến Vườn Quốc gia Tràm Chim vào một buổi sớm mai, khi Mặt trời còn ngái ngủ.

 Hằng năm, khi mùa khô phương Nam bắt đầu ấm nắng là đàn sếu lại xuất hiện trên bầu trời vùng Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp), Kiên Lương (Kiên Giang). Ngay từ trước Tết Nguyên đán, những đàn sếu đầu tiên đã có khoảng trên 100 con bay về Tràm Chim. Tận mắt được chứng kiến “vũ điệu thần tiên” của loài chim cao 1,7m với đôi cánh rộng và màu đỏ rực trên đầu trong ánh bình minh tuyệt đẹp luôn là cảm hứng bất tận của những người yêu thiên nhiên.

Đón chúng tôi là ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim, cùng thời điểm này có nhiều đoàn nghiên cứu nước ngoài, các đoàn khách tham quan nên anh bận tất bật.

Gia đình anh đã gắn bó ở vùng đất Tam Nông, Đồng Tháp này hơn 100 năm. Anh tâm sự, đã nhiều lần anh tính rời bỏ Tràm Chim bởi đời sống quá cơ cực.

Song, cứ mỗi lần có đoàn công tác, du lịch đến thăm Vườn Quốc gia thì anh lại day dứt với suy nghĩ: “Họ ở nơi khác còn đến giúp quê mình sao mình lại từ bỏ mảnh đất bao đời cha ông đã gắn bó?”. Hơn 22 năm gắn bó, mảnh đất này đã là một phần máu thịt, một phần linh hồn của anh.

Anh Hùng còn là một nhiếp ảnh gia với hàng ngàn bức ảnh quý giá về mảnh đất Tràm Chim này, phần thưởng cho sự đam mê là giải nhất với bức ảnh chụp loài chim quý giang sen trong cuộc thi Ảnh đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu năm 2010.

Việc khám phá hơn 7.000 ha trong vài ngày là điều không tưởng, nên chúng tôi chỉ chọn khu C1 để khám phá,

được cấp hẳn một chiếc tắc ráng để thuận tiện và  hành trình bắt đầu. Vào mùa này, ở Tràm Chim có hàng chục loài với hàng vạn chim sinh sống,

bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu bạn cũng nhìn thấy hình ảnh chim đầu đầy trên các ngọn tràm,

chim chao liệng trên bầu trời,

chim tung cánh nô đùa trên đồng nước trong xanh.

Đây loài chim quý Giang Sen

Rất khó để thấy 1 đàn giang sen đông như thế này, ở Trà Sư tìm đỏ con mắt theo thông tin của ban quản lý vườn cũng chẳng thấy con nào dù qua ống nhòm chứ đừng nói chụp hình chúng.

Khó mà diễn tả được cảm xúc khi được tận mắt ngắm loài chim này,

và chiêm ngưỡng vũ điệu tuyệt vời của chúng trong ánh bình minh trên những ngọn tràm.

Những bức ảnh không thể đẹp được khi chúng tôi phải chụp từ khoảng cách xa như thế này, trên đỉnh những cây tràm xa tít trước mặt bạn chính là đàn giang sen đấy, mắt thường bạn thấy không? :D

Những chú cò an nhàn nô đùa, nhảy múa chẳng cần phải lo âu bị săn bắn như vườn cò Thủ Đức hay những vườn cò ở Thanh Hóa

Cánh cò chẳng mồ côi

Vài chú chích cồ lang thang, thơ thẩn dạo chơi

soi mình bên bờ đê

Những năm gần đây, lượng sếu đầu đỏ về Tràm Chim trung bình khoảng 180-200 con/năm, những năm số lượng đông nhất đến 300 con (trước năm 1980 có khoảng 1.000 con). Do thức ăn ngày càng khan hiếm cũng như sự xâm lấn của con người mà loài chim này dần biến mất.

Sếu đầu đỏ vẫn chưa về nhiều, chỉ có khoảng 50 con trên một diện tích 7.000 ha thì việc săn ảnh chúng như mò kim đáy biển,  nên chúng tôi phải đợi thông tin từ các trạm gác chuyển về, báo sếu ở khu vực nào thì mới đi, chờ đợi cả ngày trời mà như vô vọng, không chút tin tức nào.

hoàng hôn Tràm Chim

Chúng tôi quyết định dạo chơi săn ảnh các loài chim khác trong lúc chờ đợi. Chiếc tắc ráng nhè nhẹ tiến sâu vào bàu nước lớn nơi có hàng ngàn chú chim đùa giỡn săn mồi tại đây, để tránh động chúng tôi phải dừng tắc ở rất xa rồi lội nước, người cúi thật thấp quanh mình thì giắt đầy tràm để ngụy trang. Càng tiến gần hình ảnh càng tuyệt diệu quá đỗi, giữa mênh mông đồng cỏ xanh, vây quanh xa xa là rừng tràm, một bàu nước lớn với hàng ngàn chú cò trắng muốt đang săn cá, rồi vô số các loài khác như diệc, chích cồ, cò xám, cò bợ cùng nô đùa nhảy múa. Âm thanh náo nhiệt vang động cả một góc trời. Bỗng có tiếng động từ xa, cả đàn cũng đồng loạt tung cánh bay lên, ngàn cánh chim chấp chới chao liệng vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ của đất trời phương nam. Chúng tôi cứ lang thang mãi, lúc nấp, lúc rình, có khi phải ngồi gần nữa giờ đồng hổ để săn ảnh một chú chim, niềm hạnh phúc cứ theo đó mà lớn dần lên.

Để biết tình hình săn sếu thế nào, hồi sau sẽ rõ. :D

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Cần Giờ: Có một không gian thu tuyệt đẹp giữa mùa hạ oi ả.

Giỗ tổ Hùng Vương chỉ có 1 ngày, đi xa thì không kịp, đi gần thì biết đi đâu đây. Nghĩ mãi rồi cuối cùng cũng chọn được một chỗ, Khi đi cứ nghĩ là đi cho có điểm, đổi không khí là vui rồi, ai dè lại có một chuyến đi thú vị hơn mức mong đợi.

Cảm nhận sâu hơn một điều, cái quan trọng là vẻ đẹp nhiều khi chỉ trong cách nghĩ, trong cái nhìn.

Điểm chọn đi lần này là Lý Nhơn, Cần Giờ - Một trong những xã nghèo nhất của huyện Cần Giờ và tất nhiên là cũng nghèo nhất của “Sài Gòn” (Thích chữ Sài Gòn hơn TPHCM). Lý Nhơn được biết đến là nơi đất đai cằn cỗi khắc nghiệt, có nghề muối là “thịnh đạt” và cũng là thiên đường mặn đắng.

Lý Nhơn còn có Vàm Sát là một phần khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn. Đất Lý Nhơn bạc người mà đãi chim. :) Người thì khốn khổ với đất này chứ đây là lại “đất lành chim đậu”.

Đã có kinh nghiệm rồi nên không dại gì chạy vào khu du lịch Vàm Sát, mà theo đường ven đi sâu vào khu bảo tồn,

Qua những cây cầu nho nhỏ xinh xinh là đến sân chim

 cả một vùng rộng lớn mênh mông không một bóng người, những con đường chạy dài tít tắp. Nhưng hàng đước, dừa chen chúc nhau rậm rạp thật là nơi lý tưởng cho chim muôn kéo về làm tổ.

2 đứa lang thang mãi rồi trèo lên đài cao giữa sân chim mênh mông, một thế giới thiên nhiên tuyệt diệu mở ra trong tầm mắt.

Hàng ngàn chim bay lượn, chim đậu kín trên các ngọn đước, ngọn dừa.

Nào là Cò lửa, cò bợ, cò trắng, cò xanh, vạc, cồng cộc… Hòa cùng màu xanh của triệu thân đước, thân dừa là những rừng cây đang thay lá. 

Hàng triệu chiếc lá khoác lên mình những chiếc áo màu vàng rực, đỏ tươi làm cho không gian thu như tràn ngập đất trời nơi đây.


Thật tuyệt diệu khi màu trắng tinh khiết của cánh cò chen lẫn trong vàng, đỏ cam, xanh của sắc thu.

Những chú chim non đang chập chững vỗ cánh lần đầu tiên trong cái nhìn âu yếm của bố mẹ.


Những đôi bạn cùng nhau đón nắng sớm.


uống trà đàm đạo (theo kiểu của chim chứ không theo kiểu mấy bác lớn tuổi. :D)

Cùng nhau nô đùa vui vẻ.


Những anh chàng cô nàng ngại ngùng e lệ chẳng dám làm quen.


Bên cạnh cái bọn ưa ham vui tụ tập đàn đúm.


Lại có những kẻ chỉ yêu phút giây tư lự một mình.

Hoặc ngẩn ngơ tận hưởng khí trời


Hoặc đang rình mò làm điều mờ ám.

Chú này chắc đang lo tán gái đây nên bay lượn biểu diễn, giống mấy anh choai choai xách SH lượn thì em nó cũng vậy. :D


Chú này chuẩn bị đi đánh ghen nên mặt mày hơi cẳng thẳng, chắc cái thằng trên giựt bồ. hehehe


Tất cả những hỉ, nộ, ái ố đều gom đủ trong không gian mênh mông này.

Mấy em này tận hưởng gấp mấy lần mình. hix

Một không gian rực rỡ và quyến rũ vô cùng.

Sắc màu của ảnh quycoctu chứ không phải của Trần Tiến.



Viết đến đây từ dưng nó cụt ý rồi, nên chốt luôn. Túm lại, nếu chỉ có 1 ngày thì nên đi Vàm Sát, Cần Giờ để thấy có chút bình yên và thư thả. Beng.
Đôi khi cần dẹp bỏ suy nghĩ, có 1 ngày thì ở nhà ngủ nướng, chứ đi đâu làm chi cho cực.

Chỉ 3 tiếng đồng hồ để tìm đến một không gian thu thanh bình và êm dịu. Đôi khi cuộc sống và bên lề chỉ cách nhau chừng một bước chân, nhưng không phải ai cũng đủ "can đảm" để bước qua... và tất nhiên phần thưởng là rất tuyệt.
Hướng dẫn đi Vàm Sát, Cần Giờ:
- Từ Sài Gòn, đi về hướng phà Bình Khánh, Qua phà đi thằng đến ngã 3 Lý Nhơn rẽ phải, đi thẳng hỏi đường là đến Khu du lịch Vàm Sát.
Sài Gòn - Phà Bình Khánh (20 km) - Ngã 3 Lý Nhơn (14 km) - Lý Nhơn (19 km) - KDL Vàm Sát (5 km).
- Trước khi vào KDL phía bên tay trái có ngã 3 nhỏ dọc bờ kênh đó là đường vào sân chim. Đi thẳng khoảng 100m sẽ thấy ngã 3 nhỏ hơn bên trái dọc kênh, qua cầu đi thẳng 100m là đến đài quan sát chim. Bắn tỉa tại đây.
- Ăn uống: xuống xã Lý Nhơn ăn trong các quán ăn của người dân, rẻ mà ngon.
- Trên đường xuống có đi qua các rừng đước, các ruộng muối, tha hồ săn ảnh.