Qua khỏi những đường luồng khủng khiếp người 2 đứa thật dơ bẩn không thể tả xiết. Lỗ mũi cũng "đuối lắm" luôn. Đang rầu rĩ thì lời đường mật của anh Huấn làm 2 đứa sức mạnh dào dạt đổ về: "sắp đến rồi đó chừng trăm mét nữa à. Trăm mét thì có ra gì, kaka, 2 đứa phăng phăng tuột dốc, đến chân dốc anh Huấn chỉ một cây "dại" bên đường rồi nói: "Trà đó", 2 đứa nhìn hết hồn tại không thấy cây nào "khổng lồ" như trong bài báo anh Dương mô tả hết, mà có cái cây chút xíu. Cái cây bé nhất trong 3 cây là cây trà anh Huấn chỉ đó.:D
Đang còn ngơ ngác thì anh Huấn nói: " Cây này là cây con mới mọc thôi, đây mới bắt đầu tiến vào rừng chè cổ". Tranh thủ chụp vài tấm hình đầu tiên, đây là hoa chè của cây cổ "chè ốc tiêu", cây này không biết sao mà bị sâu quá.:D
Dưới đất đi thấy có lác đác hoa chè rụng, nên lụm 1 cái chụp luôn, đặng xem nó có khác gì so với hoa chè trung du quê mình không.
Càng đi vào sâu những cây chè bắt đầu dần hiện ra trước mắt, quỷ dùng chữ dần hiện ra không sai chút nào, vì ở độ cao này mây thường vây phủ kín, cứ 1 cơn gió mây lại tan, 1 cơn gió mây là dày đặc. Khó nói lắm về cảm xúc, nó cứ lớn dần từng chút một. Đây một thân chè nhỏ ườn mình chắn lối.
và nỗi ngất ngây bắt đầu lớn dần, kynhong thì chắc cảm xúc không "đột phá" lắm, nhưng quỷ thì lại sửng sốt, lớn lên ở xứ chè, mê chè, tìm hiểu về chè, kiến thức không nhiều nhưng cũng có một chút. Chưa từng nghe nói đến những cây chè cao hàng chục mét vậy mà giờ đây nhìn tận mắt. cứ đứng tần ngần mãi không thôi. Đây một cây chè cao hơn 15m.
Đây những cây chè cổ thụ quanh năm hấp thụ khí trời, ở cao độ này chốc chốc là cả cây cả lá lại chìm trong mây mù. Lớp mùn dưới những gốc chè dày đến cả mét. Nhớ lại vụ cháy rừng vừa qua, phần cháy ở HLS này là khó dập nhất vì có thể dập tắt trên bề mặt nhưng mùn dày lại cháy âm ỉ bên dưới, có khi vài ngày là bùng phát.
Những thân chè vút tận vào mây. Lá chè lúc nào cũng xanh mướt ướt đẫm. Quỷ cố tìm dưới đất xem có lá chè rụng không nhưng chỉ hoài công, hiếm hoi lắm thì thấy vài quả chè xanh, phần lớn là hoa chè.
Nhìn những cây chè cổ thụ này muôn vàn câu hỏi xoay vòng trong đầu. Rừng chè này vì sao mà có? Có được bao nhiêu năm rồi? Tại sao nó lại cao hơn chè trung du đến hàng chục mét? Tại sao lâu nay các sách nghiên cứu về chè không viết tới loại chè này? Rừng chè này rộng bao nhiêu?....
Qua trò chuyện với anh Huấn, rồi khi trở về có dịp trò chuyện với chị Viên Trân - Nghệ nhân trà đạo, anh Trịnh Quang Dũng - Chuyên gia nghiên cứu về chè một số thông tin thú vị dần hé mở. Tất cả những cây chè thân gỗ đều gọi là chè cổ thụ. Những cây chè ở Suối Giàng cũng cùng họ với giống chè này nhưng do hàng trăm năm trước đã được người Mông biết và khai thác. Khi khai thác họ đã có sự tỉa cành, ngắt đọt nên cây chè không phát triển chiều cao tự nhiên nên chỉ dừng ở khoảng vài mét.
Chè ở Suối Giàng cũng đã có cây khoảng 700 năm tuổi cao chừng 6 -8 mét. Vậy thì chè Hoàng Liên Sơn cao đến 20 -30m thì tuổi thọ có thể đến hơn ngàn năm. Bên cạnh đó trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết ở độ cao từ 2000-2500m, quanh năm giá rét, mây mù đã hạn chế rất nhiều sự phát triển nên phải mất rất nhiều năm vòng thân cây mới tăng được 1mm. Vậy nên với những cây chè 1,2 người ôm thì tuổi thọ trên 1000 năm là điều có thể tin được.
Còn về rừng chè này rộng bao nhiêu, chỉ có anh Trần Ngọc Lâm là biết rõ nhất, quỷ không có duyên gặp anh, nhưng theo anh Huấn kể lại thì anh Lâm nói rừng chè này anh đã đi cả tuần lễ cũng không ra hết được, có thể kéo dài cả qua Văn Bàn rồi còn rộng mãi. ở chỗ của quỷ đến chỉ trong một diện tích khoảng chừng 100m2 thôi cũng đã có khoảng chừng vài chục cây chè, vậy nên rừng chè này có thể có cả triệu cây.
Còn về nguồn gốc loại chè này là chè gì thì quỷ thua không dám ý kiến. Chỉ lạm bàn một chút như sau: Theo tư liệu của hiệp hội chè Việt Nam thì những cây chè thân gỗ thường thuộc họ chè Shan, chè assamica (thường có nhiều ở Ấn Độ) chỉ có loại này mới đạt đến độ cao trên 15m, song loại này lại không chịu được thời tiết hạn, rét, mọc ở đồng bằng mà thôi. Trong khi đó chè Hoàng Liên Sơn lại ở cao độ 2000-2500, quanh năm giá rét khắc nghiệt. Vậy đây có phải một loại mới chưa từng biết đến?.
Quỷ coi một số tài liệu về chè cũng không từng thấy nói về loại chè này. Thôi thì chuyên môn không biết nên không tiện đào sâu nữa, quay trở lại với cảm xúc ở rừng chè, lúc này trời mưa lâm râm, nhìn ngút lên đọt chè cao ngất lúc mây tan những tán chè xanh mướt dần hiện ra.
đây những lá chè non ở gần gốc, nhìn cơ bản thì chè cổ thụ Hoàng Liên Sơn không khác nhiều so với chè Suối Giàng, song màu xanh mướt hơn rất nhiều và lại dày hơn. Quỷ có đem một ít về Sài Gòn mà mãi 10 ngày sau lá vẫn xanh tươi như khi mới hái, không hề có dấu hiệu héo úa.
cứ mãi say mê, ngắm nhìn những lá chè xanh, những búp chè non. Khó diễn tả cho hết cảm giác kì lạ trong lòng. Đi vòng vòng soi thật kỹ để tìm ít quả chè đem về. Quả chè trên cây thì rất nhiều nhưng hái thì quá khó vì thân cao và trơn.
2 đứa cứ săm soi mãi, không muốn bỏ sót bất cứ "thông tin" quý giá nào về rừng chè kỳ lạ này, bởi biết rằng khó có dịp quay trở lại.
Đây một cây chè cổ thụ thân hơn 1 người ôm, cao đến gần 30m, bạn kynhong đang ôm để minh họa. Cũng chính nơi cây chè này mà anh chàng người Nhật Temuki đã cắm trại mấy ngày trời để đắm mình trong rừng chè cổ.
Đây cây chè cao vút lên trời, xòe tán lá xum xuê, cách để nhận dạng cây chè khác với các loại đỗ quyên, dẻ, lim táu là thân chè thường có mốc trắng. Đối với chè thì nhiệt độ tốt nhất để sinh trưởng là 18-30 độ C, nếu nhiệt độ thấp cây có khả năng chết rét hoặc giảm thiểu quá trình sinh trưởng. Vậy mới biết các cụ chè Hoàng Liên Sơn đã trải qua cả ngàn năm chống chọi lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà vững chải đến tận bây giờ.
Đây là "cụ" chè to nhất và già nhất mà quỷ gặp được, theo như anh Lâm kể lại, đi vào sâu còn nhiều "cụ" "già" và to hơn nữa.:D
Gian nan vất vả cũng đã vượt qua, thử thách cũng đã nếm đủ rồi giờ là lúc hưởng thụ thôi. Còn gì thú hơn khi được thưởng thức ngụm chè ngàn năm ngay giữa bạt ngàn rừng chè Hoàng Liên, có gió, có mây, có núi rừng làm bạn. Các cụ xưa uống chè vẫn nói, để có ngụm chè ngon thì phải: "Nhất nước, nhì trà, tam pha, tứ ấm".
Theo các cụ, nước ngon phải là Sơn thủy thượng tức lấy nước trên núi cao, thế thì đây là nhất rồi. Anh Huấn đã nhiệt tình đi lấy 1 ấm đầy nước suối. Còn về chè thì không có gì tuyệt diệu hơn nữa, mỗi lá chè cổ thụ đã hấp thụ biết bao tinh hoa đất trời, vừa ngắt xuống sương mây còn vương trên lá. Cách pha chè ư?, chè này các cụ cũng chưa từng biết đến nên khó biết pha sao cho tốt, nhưng theo người Mông ở đây thì rất đơn giản cứ ngắt lá chè vò nát rồi đợi nước sôi, đun chừng 10-15 phút. Khi đun thì lấy là chè nút vòi ấm lại cho hơi không thoát ra. Còn về ấm thì đây cũng chẳng phải Oolong mà dùng ấm tử sa, cũng không phải chè thái mà đun ấm Bát Tràng, thế nên cứ ấm Mông mà đun là tuyệt nhất.
Theo kế hoạch 3g sẽ bắt đầu quay về Trạm Tôn thì mới kịp giờ nhưng do củi quá ướt nên nhóm lửa hoài không được,1 cây cồn khô quỷ đem theo cũng không nhen được lửa, xách luôn tập tài liệu thông tin chuẩn bị chuyến đi đốt hết vẫn không cháy, có bao nhiều thứ đốt được đem đốt hết cũng không cháy. Thật sự là lúc đó buồn muốn phát khóc. Đến đây rồi mà không uống được một ngụm trà ở đây thì sao cam tâm. Trong lúc bĩ cực chợt nhớ có đem 2 cái khăn trùm đầu cho khỏi lạnh, vậy là xé ra đốt luôn, âu cũng trời không phụ lòng người nên sau gần 1 tiêng đồng hồ nhem nhóm, ánh lửa nhỏ đã bập bùng cháy sáng.
Khôn tả xiết nỗi vui mừng, trong giá lạnh của núi rừng, trong mây trắng lững lờ bao phủ, trong khung cảnh núi rừng hoang vu, ngọn lửa nhỏ bừng cháy, tiếng củi nổ lép bép, tiếng reo của nước sôi, thôi thúc cảm xúc mãnh liệt đến cùng cực, phút giây này thật sự xúc động lắm.
Không có chén đành uống bằng nắp, khẽ đưa lên mũi, mùi chè xanh thơm nồng thoảng qua mũi, nhấp một ngụm nhỏ, giữ lại trong miệng một chút rồi nuốt. Một chút chát lan trên đầu lưỡi, một chút ngọt nằm trong cuống họng và hương trà nhẹ theo hơi thở mà lan tỏa. Ngất ngây lắm, mê say lắm. Giờ khi ngồi viết lại mà hình ảnh cứ như sống lại trước mắt.
Thời gian không cho phép, 15g54 phút, sau khi dập lửa vội vàng qua về Trạm Tôn, mọi người cố gắng đi thật nhanh vì trong rừng trời sẽ tối rất mau, khi trời tối côn trùng và nhất là rắn sẽ ra, mà con đường này không có người đi nhiều nên rắn sẽ rất dễ ra nằm trên đá, nếu đi trời tối không thấy đường mà vịn vào đá thì ôi thôi. hixhix.
Cả 3 người cứ cắm cổ đi mãi, sức lực bây giờ cũng kiệt rồi, phần lớn đã "sài" hết khi leo lên. Ku Kynhong bắt đầu xuống sức rõ rệt, nhưng chắc sợ hãi quá nên cũng ráng lết, 17g đến lán 2200, không dám nghĩ lâu tiếp tục bò xuống tiếp, hết đá rồi suối rồi trèo cây... thật sự hành trình này không quá mệt nếu không áp lực thời gian.
18g11 phút đến khu bãi sậy mà các nhóm leo Fan thường hay nghĩ tạm và chụp hình, vì chỗ này nhiều hoa mua, nên cảnh đẹp và lãng mạn. Mặt mày ai cũng bơ phờ hốc hác, anh Huấn cũng đuối lắm, lúc này trời bắt đầu tối không thấy đường nữa. Và cũng vì thế mà quỷ có dịp chiêm ngưỡng một hình ảnh diệu kỳ, những chú đom đóm ra khỏi hang lập lòe chớp sáng, vài chú rồi hàng trăm chú, thật là một hình ảnh tuyệt diệu, vừa lôi cuốn, vừa huyền ảo mà còn có phần ma quái. Thích thì thích mà sợ cũng sợ. Cắm đầu mà chạy. 18g40p về đến Trạm Tôn nằm vật ra không khác gì lần trước. Sau một hồi mới cảm nhận được chân đã thôi chạy và hành trình kinh hoàng đã kết thúc
Thật sự thì không nghĩ chuyến đi khám phá rừng chè cổ đã thành hiện thực sớm như vậy. Âu cũng là cái duyên. Giờ đây khi ngồi nhâm nhi tách trá Oolong và nhớ về lại chè cổ ngàn năm Hoàng Liên Sơn lại thấy lòng bâng khuâng khó tả. Thôi thì mượn chút ý của nhà thơ Nguyễn Hữu Ba mà chia sẻ cảm xúc:
"Nâng chén trà buông trong thinh lặng
Nghe cung đàn thổn thức thời gian
Đón nghìa xưa ào ạt dâng tràn
Hồn chè xưa rung chuyển tận ngàn sau"
quá tuyệt vời Q àh.
Trả lờiXóathật nhiều thông tin thật bổ ích về trà hôm nay mới M biết đc.
Ui nấu trà trong rừng thế... không sợ cháy rừmg à???
Trả lờiXóa"Thời gian không cho phép, 15g54 phút, sau khi dập lửa vội vàng qua về Trạm Tôn, mọi người cố gắng đi thật nhanh vì trong rừng trời sẽ tối rất mau, khi trời tối côn trùng và nhất là rắn sẽ ra, mà con đường này không có người đi nhiều nên rắn sẽ rất dễ ra nằm trên đá, nếu đi trời tối không thấy đường mà vịn vào đá thì ôi thôi. hixhix."
Trả lờiXóaNói về trà thì mênh mông vô kể chuyện thú vị đó Minh. :D. Hẹn dịp trà dư tửu hậu vậy.:D
Trả lờiXóaGreat!
Trả lờiXóa:)
Trả lờiXóaNgưỡng mộ quá, nghe Q tả lại nôn nao nhớ chuyến đi Fansipan năm trước. Cứ tưởng tượng "nắp" trà thơm bốc khói trong cái lạnh núi rừng, vây quanh là những cây trà cổ thụ ... nhiều người sẽ ganh tỵ với Q lắm đó nha :D
Trả lờiXóaCó "vịn" được con rắn nào không quỷ?
Trả lờiXóakể quỷ nghe chuyến leo Fan đi.:D
Trả lờiXóaMay chưa dính con nào anh ơi.:D Không là blog không ai viết bài rồi.:D
Trả lờiXóaNhìn 2 cặp giò,giống như là từ dưới huyệt được đào lên, so sánh có vẻ ghê em nhỉ, nhưng như vậy mới cảm được 1 phần vất vả.Và đổi lại sẽ là những kỷ niệm tuyệt vời theo em suốt cuộc đời này.Ôi thanh niên :-)
Trả lờiXóahahaha, cách so sánh của chị thú vị ghê chị.:D. Thanh niên là phái hết thảy nhất quyết không thể nữa vời chị hen.
Trả lờiXóađọc mà thấy ly kì, hấp dẫn wa....
Trả lờiXóaA ơi cho em hỏi chút, có phải chỉ có đường Shin Chải mới có rừng chè ko ạ?
Trả lờiXóaTrên đường Trạm Tôn hình như chỉ có hoa đỗ quyên?
Đọc bài này làm e háo hức leo Fan 1 lần nữa wa, hix hix. Cảm ơn anh nhiều lắm :)
hi em, anh không biết chắc có phải chỉ có đường Sín Chải mới có rừng chè hay không, vì rừng chè kéo dài rất rộng, nhưng hiện nay phần phát hiện được thì không nằm trên đường leo fan mà chệch qua hướng khác nên ít người biết.
Trả lờiXóaĐường Trạm Tôn chủ yếu là hoa đỗ quyên thôi.
Em đã leo fan rồi à, là còn gái ư, thán phục em đấy.:)
Tks anh về thông tin mới này, có dịp nào đó em sẽ quay lại để khám phá tiếp rừng Hoàng Liên Sơn :X
Trả lờiXóabtw, con gái leo Fan nhiều mà anh. Đoàn của em có đến 11 nữ/6 nam cơ mà. Kiểu này thì con gái Bắc máu me hơn con gái miền Nam rồi, hehe ;))
anh cũng nghĩ vậy. :)
Trả lờiXóaTheo thông tin mới nhất từ Trạm Tôn thì hiện tại các cây chè cổ thụ đang bị đóng băng và có tuyết rơi nhẹ. Bây giờ là 14g34 17/12/2010. :)
Trả lờiXóa