Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2008

Cố Đô Huế: Lăng Tự Đức

Mấy lần trước ra Huế nhưng chưa có dịp đi các lăng nên lần này phải làm một chuyến khám phá để phần nào hiểu về cuộc sống chốn cấm cung xưa của các đế vương Việt Nam. Nơi đầu tiên đến trong chặng đượng kháp phá là lăng Vua Tự Đức.

Với 36 năm trị vì, Tự Đức là ông vua tại vị lâu nhất trong số 13 vua nhà Nguyễn. Ông tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con trai thứ hai của vua Thiệu Trị. Theo luật thế tập của chế độ phong kiến, lẽ ra anh trai ông là Hồng Bảo mới là người nối ngôi. Nhưng do tài năng thấp kém, tính khí ngông nghênh nên Hồng Bảo bị vua cha phế truất khỏi ngôi Tiềm để, Hồng Nhậm được đưa lên ngai vàng trở thành vua Tự Đức - một vị vua, một nhà thơ hiền lành, thương dân, yêu nước nhưng thể chất yếu đuối, tính cách có phần bạc nhược và bi quan.


Lăng Tự Đức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Ông vua thi sĩ Tự Đức (1848-1883) đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở thích và nguyện vọng của con người có học vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất trong hàng vua chúa nhà Nguyễn. Lăng tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế).


Làm vua trong bối cảnh xã hội khó khăn, bên ngoài giặc ngoại xâm tấn công, bên trong huynh đệ lục đục giành nhau ngôi báu, bản thân nhà vua lại đau ốm, bệnh hoạn nên không có con. Tự Đức quả là một số phận của những bi kịch éo le. Để trốn tránh cuộc đời khắc nghiệt đó, Tự Đức cho xây dựng khu lăng tẩm này như một hành cung thứ hai để tiêu sầu và phòng lúc “ra đi bất chợt”, bởi như vua từng nói: “người khỏe còn lo chuyện bất thường huống chi kẻ yếu!” (Khiêm Cung Ký) .

Khi mới khởi công xây dựng, vua Tự Đức lấy tên Vạn Niên Cơ đặt cho công trình. Nhưng sau khởi nghĩa Chày Vôi do anh em Đoàn Hữu Trưng khởi xướng, vua cho đổi tên thành Khiêm Cung, sau khi vua mất gọi là Khiêm Lăng.

Gần 50 công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi. Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần, du khách đi trên con đường chính dẫn vào khu vực điện thờ, nơi trước đây là chỗ nghỉ ngơi, giải trí của vua.

Thoạt tiên là Chí Khiêm Đường ở phía trái, nơi thờ các bà vợ vua. Nay cổng vào lạnh lẽo điêu tàn.




Photobucket Lối đi vào thẳng miếu thở, đặt bài vị các vợ vua Tự Đức, khung cảnh thật yên tĩnh nhưng quạnh quẽ đìu hiu. Photobucket
Đền thờ đã đổ nát, khói lạnh hương tàn, mạng nhện giăng khắp nơi, dăm đài gỗ chống đở để ngôi đền không sụp đổ.

Photobucket
Bản Chí Khiêm Đường vẫn còn nguyên (không biết thật hay giả).hix

Photobucket
Hai bên miếu đặt bài vị những bà vợ của vua Tự Đức, tất cả chỉ là đổ nát, dăm bài vị sứt mẻ lăn lóc. Than ôi! một thời vàng son, son phấn lụa là còn đâu.

Photobucket Photobucket
Cây cổ thụ già kẻ chứng giám cho sự tàn phá của thời gian và của con người.

Photobucket

Tiếp đến là 3 dãy tam cấp bằng đá Thanh dẫn vào Khiêm Cung Môn - một công trình hai tầng dạng vọng lâu


Photobucket

Bên trong Khiêm Cung Môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến đây. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu.

Photobucket Photobucket

Dãy hành lang phía sau điện Hòa Khiêm. Đẹp lạnh lùng.


Photobucket

Hai bên tả, hữu là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho các quan văn võ theo hầu.

Photobucket Photobucket Photobucket
Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, xưa là chỗ nghỉ ngơi của vua, về sau được dùng để thờ vong linh bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức.

Photobucket
Hàng cửa trước Điện Lương Khiêm.Các ô cửa đã thay bằng cửa kính. Không rõ ngày xưa thế nào.

Photobucket
Ngai vàng của ấu chúa

Photobucket

Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đường - nơi cất đồ ngự dụng. Đặc biệt, phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xem hát, được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn. Có một hành lang từ điện Ôn Khiêm dẫn ra Trì Khiêm Viện và Y Khiêm Viện là chỗ ở của các cung phi theo hầu nhà vua, ngay cả khi vua còn sống cũng như khi vua đã chết. Cạnh đó là Tùng Khiêm Viện, Dung Khiêm Viện và vườn nuôi nai của vua.



Đối điện với Khiêm Cung Môn là hồ Lưu Khiêm, nguyên là một con suối nhỏ chảy trong khu vực lăng, được đào rộng thành hồ. Đó là yếu tố “minh đường” để “tụ thủy”, “tích phúc”, đồng thời là nơi để thả hoa sen tạo cảnh.


Photobucket Giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm với những mảnh đất trồng hoa và những hang nhỏ để nuôi thú hiếm. Trên hồ Lưu Khiêm có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách... Ba cây cầu Tuần Khiêm, Tiễn Khiêm và Do Khiêm bắt qua hồ dẫn người ta đến đồi thông bạt ngàn và đảo xanh ngát hương cỏ hoa, như đưa họ sang thế giới thần tiên, mộng ảo ngay giữa chốn đời thường.


Ra khỏi khu vực tẩm điện, du khách theo con đường quanh co dẫn sang khu lăng mộ. Ngay sau Bái Đình với hai hàng tượng quan viên văn võ uy nghi là Bi Đình với tấm bia bằng đá Thanh nặng 20 tấn có khắc bài “Khiêm Cung Ký” do nhà vua soạn thảo. Tuy có đến 103 bà vợ nhưng Tự Đức không có con nối dõi nên đã viết bài văn bia này thay cho bia “Thánh đức thần công” trong các lăng khác.


Photobucket
Tiếp sau tấm bia kia, hai trụ biểu sừng sững như hai ngọn đuốc tỏa sáng quyền uy và tài đức của nhà vua

Photobucket Photobucket
hồ Tiểu Khiêm hình trăng non đựng nước mưa để linh hồn vua rửa tội,



Photobucket Photobucket

Trải qua mấy trăm năm, sen trong hồ Tiểu Khiêm vẫn nở, tỏa hương ngào ngạt.

Photobucket


Nơi đây là mộ vua Tự Đức, có nhiều giả thuyết cho rằng dưới hầm mộ này không có thi thể của vua mà thi thể của vua được chôn cất ở một nơi nào đó trong khuôn viên lăng rộng 500 ha này. Việc chôn cất như vậy để tránh bị những kẻ trộm đào mộ cũng như kẻ thù khai quật huyệt mộ.


Photobucket
Mộ của hoàng Hậu vua Tự Đức là Lệ Thiên Anh Hoàng Hậu huý Võ Thị, con của Thái Tử Thái Bảo,Đông các đại học sĩ, kiêm quản Quốc Tử Giám sự vụ Võ Xuân Cẩn
Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket
Vua Tự Đức đã nằm xuống giữa một không gian của thơ và nhạc, của sự yên bình trong tổng thể kiến trúc trác tuyệt về nghệ thuật xây dựng lăng tẩm thời Nguyễn. Người đời sau mỗi khi đứng trước khung cảnh thơ mộng này, ai cũng nghĩ đến một câu thơ đề tặng “ngôi nhà vĩnh cửu” của vua Tự Đức với sự tâm đắc, ngưỡng mộ:

“Tứ bề núi phủ mây phong, Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng Vạn Niên”.


Dạo lăng trong buổi trưa nắng chói chang, mồ hôi mướt mặt, chân tay rã rời, ngồi nghỉ bên hồ Lưu Khiêm, chợt nghĩ về sốphận những người dân phu xây lăng, phải làm việc quần quật, phải chịu đón roi, và cuối cùng chết trong im lặng ,tức tưởi và uất hận. 500ha rộng lớn này có đủ chứa oan khuất của bao con người vô tội.

Chợt nhớ đến khúc bi ca:

"Mộng bá vương ai người quyết định,

lẽ thịnh suy há chẳng có nguyên nhân,

.....

Tụ tán nhờ có duyên,

li biệt vốn do tình.

Trả món nợ non sông trước mắt,

mặt đời sau thiên hạ luận bình."

(Bài viết sử dụng tư liệu của TT Bảo tồn di tích cố đô Huế)

1 nhận xét:

  1. Hình các Lăng Vua o Huế em thuyết minh rõ ràng va ấ`n tượng-Em giỏi Sử quá đó

    Trả lờiXóa